Ngày nay, để giữ gìn sự trong sang tiếng Việt thì nói chung không nên dùng chữ Hán trong văn Việt . Nhưng ở đây, tôi vẫn xin được dùng ba chữ “ Đặng Tiên Sinh” để nói về người thầy: giáo sư, nhà văn , nhà học giả Đặng Thai Mai mà với tôi là một ngồn hấp dẫn lớn. Tôi có cái may mắn là được sinh ra trên đất Nghệ cùng tiên sinh. Ở xứ Nghệ, ngày trước có một nét phong tục – văn hóa này thật đáng quý. Không biết hôm nay có còn thế nữa không, nếu mất đi thì phải tiếc. Người ta hay đồn đại về người Nghệ này nọ thông minh trác việt, học lực kỉ tải.
Năm lên sáu, bắt đầu học chữ Hán, tôi đã được kể về nhiều gương sáng.
Ví như: Phan Bội Châu thủa nhỏ là thần đồng . Sáu tuổi học sách Luận ngữ cũng chỉ mấy bữa. Tám chín tuổi đã viết được văn cư tử... Còn Nguyễn Cảnh Đậu, nửa tiếng Tây không biết, nhưng khi nghe ông Nghệ diễn thuyết bằng tiếng Tây, về nhà lặp lại được nguyên văn. Ngồi dạy học tư, cuối năm chủ nhà thờ thầy tư nhân đi chợ Vinh mua dùm cuốn lịch Vạn Niên. Thầy Đậu dùng tiền uống mất và bù lại bằng cách mượn lịch rồi về nhà chép lại đúng hoàn toàn… Năm mười tuổi, bắt đầu học trường Pháp Việt, tôi lại được nghe đồn về những người học giỏi thời Tây. Tạ Quang Bửu du học tại Pháp, để tránh phải về nước làm việc cho Tây, đặc biệt để học được nhiều trường Đại Học, nên hễ trước kì thi mấy ngày cáo ốm bỏ thi. Lại đãng trí đến có bận tắm ở Pít-xin(bể bơi) cùng Tây đầm đã để tuột thứ mà không ai được để tuột đến lúc lên bờ bị la ó ầm ĩ . May là cảnh sát nhận ra anh chàng ngoại quốc đãng trí cho qua.. Hoài Thanh trong dịp thi Đíplôm(tương đương với PTCS ngày nay), đậu được thi viết ở Vinh, vào Huế thi vấn đáp với hình dáng: tóc búi cua, đầu chít khăn tang(vì mẹ mới qua đời) , che ô đen, đi guốc mộc. Học trò xứ Huế trông thấy, bảo nhau : “ Cá gỗ” đã vào kinh ứng thi, ra mà xem chúng mày ơi. Sáng hôm sau vào phòng thi, hỏi đến đâu, “ Cá gỗ” nói vanh vách đến đây. Bà giáo người Pháp không ngớt lời khen:”Tres bien ! Tres bien! “(Tốt lắm! Tốt lắm! ) ghi điểm 20/20 và cho ra với một lời đùa yêu: đừng quên cái ô che nhé. Học trò xứ Huế trố mắt nhìn theo. Riêng về Đặng Tiên sinh thì chuyện được kể là: da đen thui , xấu giai lắm, nhưng hơn mười tuổi đã ngốn hết tủ sách chữ Hán của gia đình vốn có tiếng là một trong hai tủ sách lớn nhất của tỉnh Nghệ thuở đầu thế kỉ . Học trường quốc học Vinh, tiếng tăm càng lừng lẫy, nhưng trong dịp thi Đíplôm, kì thi nhất lại hỏng vì bị điểm 0 môn Toán, mặc cho 2 môn Việt Văn và Pháp Văn đều là 19/20. Hiệu trưởng quốc học Vinh người Pháp đã toan kiện Hội đồng giám khảo trù học trò giỏi của mình. Thi lại kì 2, đậu đầu với điểm cao ít có,… những tiếng đồn đại như trên, không biết đúng sai đến đâu. Chỉ biết là ba chữ Đặng Thai Mai, cũng như những tên người khác đó đã đưa đến cho tôi nỗi thèm khát thầm lặng: giá gì mình được một phần mười, phần trăm như thế. Năm 1951, làn đầu tiên tôi được chứng kiến tiên sinh nhân dịp tiên sinh bấy giờ là Giám đốc giáo dục khu 4 cũ tới thăm trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng đóng tại vùng trung du, xã Bạch Ngọc, huyện An Sơn, Nghệ An mà tôi cùng 2 bạn Đặng Thanh Lê và Đặng Anh Đào (con gái tiên sinh, nay đều là giáo sư đại học) đang học ở đây. Một bất ngờ đã có từ đó và có mãi trong tôi cho tới hôm nay là tiên sinh không xấu giai như từng nghe kể. Bởi nước da, tuy có đen thật nhưng cặp mắt tinh anh, sâu thẳm và hiền hậu, đã đi tất cả, nó tựa như phép cứu đối với cái ảo trong thi pháp đường thi để vẫn có những bài thơ kiệt tác. Trong dịp tiên sinh tới thăm trường Huỳnh Thúc Kháng, một số học trò cũ nay là giáo viên của trường như các thầy: Tôn Gia Nguyên, Nguyễn Đức Nam, Hoàng Triều … Tỏ ra vui sướng hết mực, hàng ngày cứ bám riết lấy tiên sinh để hỏi hết điều này đến điều khác. Và với tôi, cũng có dịp này mà bắt đầu biết thế nào là trí nhớ của tiên sinh, khi thấy người đọc trầm cho học trò nghe hàng mấy trang liền kinh thánh, hoặc văn chương Pháp quả thật một phương diện của tiên sinh hơn người chính là cái sức cường kỷ hiếm có đó. Điều này đối với tôi càng về sau càng được kiểm chứng trong hoàn cảnh may mắn tiếp xúc gần gũi thêm các vị đại trí thức khác của đất nước. Năm 1954, hòa bình lặp lại trên miền bắc. Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Tôi chính thức được làm học trò và sau khi tốt nghiệp lại được làm trợ lý cho tiên sinh mấy năm trước khi Viện văn học thành lập mà tiên sinh đã chuyển sang làm Viện trưởng. Tuy thầy trò đã khác nhau về cơ quan làm việc, được sự dìu dắt hết lòng hết dạ của tiên sinh và một ý nghĩ thường đã nảy sinh trong lòng tôi : xin cám ơn số phận, đã cho tôi làm đệ tử tiên sinh (cũng như của một vài vị khác nữa). Và riêng đối với tiên sinh, tôi rất muốn dùng lại 2 chữ “sư phụ” theo nghĩa thiêng liêng ngày trước: thầy mà như cha để nói cho biết sự tri ân của mình. Mười năm qua rồi, tiên sinh đã là người thiên cổ. Nhưng vẫn là người hấp dẫn lớn đối với tôi. Tất nhiên là không chỉ cho riêng tôi. Sách vở đã chẳng hết lời ca ngợi nhân cách, tài năng, học vấn của tiên sinh, coi tiên sinh như một ông trùm văn hóa của đất nước đó sao. Dù vậy, tôi vẫn muốn được nói về nguồn hấp dẫn đó. Tôi muốn nói trước hết đến sự hấp dẫn của gia đình tiên sinh. Dù là sinh sống lâu đời ở một vùng sơn cước xã Lương Điền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đời sống vật chất thuở ấy chắc chắn là vô cùng thấp kém. Mà sao nảy sinh một gia đình sáng giá đến thế. Cụ nội, đậu cử nhân, làm tri huyện ở tỉnh Thanh, Pháp đến đánh chiếm, đã cáo quan về nhà, dạy học, nhất định không cộng tác với kẻ thù. Cụ thân sinh Đặng Nguyên Cẩn đậu phó bảng, học vấn từng được coi là bậc đàn anh tất cả trong giới sĩ phu Nghệ Tĩnh đương thời. Chính Phan Bội Châu cũng đã suy tôn như thế.
Cụ Đặng Nguyên Cẩn làm Đốc học tỉnh Nghệ và là người lãnh đạo phái Minh xã (thực chất là theo đường lối Cách mạng công khai) ở Nghệ Tĩnh vào những năm 1906 – 1908. Bị giặc bắt đày Côn Đảo với án tù chung thân. Sau 13 năm được thả, chỉ hơn một năm sau thì qua đời. Ông chú ruột là Đặng Thúc Hứa, đậu tú tài, tham gia phái Am xã (tức là theo đường lối Cách mạng bí mật), thất bại, chạy qua hoạt động ở Thái Lan và từng được Lịch sử ghi nhận, xem là cái gạch nối rất đẹp giữa phong trào cách mạng vô sản do Nguyễn Ái Quốc của người Việt Nam trên đát Thái. Bà cô ruột là Đặng Quỳnh Anh, vừa qua tuổi cập kê, cũng đã bỏ nhà, bỏ nước, sang Thái theo anh hoạt động cứu nước. Ai đã độc cuốn sách “Con người và con đường” của Sơn Tùng, hẳn sẽ thấy cuộc đời của người nữ cách mạng họ Đặng hấp dẫn biết chừng nào. Gia đình Đặng tiên sinh quả là một gia đình hấp dẫn cả trên phương diện yêu nước và học giỏi. Cách mạng và văn hóa, không dễ có nhiều trên đất nước. Nhân cách, hiểu theo nghĩa toàn diện của Đặng tiên sinh trước hết được nuôi dưỡng, được ươm trồng buổi đầu từ hoàn cảnh, từ tính cách của một gia đình đáng ghi vào sổ vàng dân tộc như thế. Như một hoàn cảnh gia đình chật hẹp như thế, trong thực tế khắc nghiệt, lại có lúc đặt cậu bé Đặng Thai Mai vào cái thế bi đát. Cha đi tù chung thân. Mẹ thì còn đó mà hóa thành không. Cậu bé Mai không buồn đau sao được. May là nhà còn dày phúc. Bé Mai được bà nội cũng là một người phụ nữ tuyệt vời, nuôi dưỡng, dạy dỗ nên người. Và quả thật, cậu bé Mai đã không phụ ơn bố, không phụ công người thân, bằng cố gắng của mình đã làm đẹp thêm cho gia đình mình. Tiên sinh đã trở thành một danh nhân của đất nước giữa thế kỉ XX này, chỉ biết sống với tình nghĩa, một học giả uyên bác, một bậc sư biểu. Đặng tiên sinh đã sớm có mặt trong các phong trào ái quốc của dân tộc. Năm 1926 đang là sinh viên cao đẳng Sư phạm Hà Nội đã tham gia lễ truy điệu Phan Châu Trinh. Năm 1929 vào Đảng Tân Việt. Năm 1930 bị Pháp bắt lần thứ nhất chịu án treo. Bắt lần thứ hai bị án ba năm. Ra tù, vẫn nguyên khí tiết. Thời kì Mặt trận Dân chủ, viết trên các báo của Đảng hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1944, viết “Văn học khái luận” được dư luận lâu nay xem là một công trình học thuật có ý nghĩa minh họa, phát triển “Đề cương văn háo” của Đảng. Cách mạng tháng Tám thành công, làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, rồi Chủ tịch ủy ban kháng chiến tỉnh Thanh, rồi Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam (từ lúc thành lập cho tới ngày tiên sinh qua đời), Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Khoa học xã hội, Viện trưởng Viện văn học…Có người đã mệnh danh tiên sinh là nhà cách mạng. Tôi không muốn khác điều đó, nhưng muốn nhấn mạnh rằng điều đáng nhớ nhất khi nói đến tiên sinh là làm thì làm, trước hết là vì con người, vì dân, vì lẽ phải. Cái gọi là danh lợi mà mọi người dễ luẩn quẩn với nó, thì đối với tiên sinh thật là điều xa lạ, dù đó là thời cách mạng chưa thành công, tiên sinh đã giữ chức này chức khác. Tôi muốn nói thêm, không khéo học thuyết tu thân, phương châm “tri túc”, “tri chi” của đạo Nho đã làm nên điệu sống, nếp sống của tiên sinh. Về mặt văn hóa, tiên sinh đã từ lâu được mệnh danh là học giả lớn. Tôi cũng không thể nói khác. Chỉ muốn nói thêm một đôi điều thuộc cá tính văn hóa của tiên sinh. Đó là một hình ảnh hội tụ, hợp lưu sang trọng ở Đặng tiên sinh, có sự hợp lưu giữa văn hóa cổ truyền và văn hóa hiện đại, giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây, giữa nhiều ngành trong một nền văn hóa. Bởi thế nên từ lâu, dư luận của xã hội, đặc biệt của giới học thức bất chấp chính kiến, vẫn suy tôn tiên sinh vào hàng uyên bác nhất làng. Đặng tiên sinh là một học giả Mac-xit. Nhưng với tiên sinh, dù là theo chủ nghĩa Mác thì trước hết vẫn là sự thâu thái tinh hoa văn hóa nhân loại, điều mà chính Lênin đã nhắc nhở những người Macxit cần có. Nói về học giả Đặng Thai Mai, không ít người lâu đã nghĩ: sao hiểu biết thì uyên bác đến thế mà công trình để lại cho đời có phần ít so với những học giả khác. Có thể nhìn cách giải thích sự thật này. Riêng tôi chỉ muốn nghĩ rằng: tiên sinh đã quá nghiêm khắc với ngòi bút của mình hoặc cũng có thể nói là: đã đi theo quy luạt “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (cốt cái tinh túy chứ không cốt cái nhiều). Đúng là thế. Công trình của tiên sinh quả chưa tương xứng với vốn hiểu biết quá phong phú của mình, nhưng đã cho ra đời tác phẩm nào, công trình nào là đều mang ý nghĩa cắm mốc cho đời sau, nhất là trên phương diện chất lượng, không dễ ai vượt qua. Cứ thử đối chiếu công trình về Phan Bội Châu của Đặng tiên sinh với học trò nối tiếp tiên sinh như Chương Thâu (và cả người viết bài này) sẽ thấy rõ điều đó. Nói riêng về sự nghiệp giáo dục thì Đặng tiên sinh thật xứng đáng được liệt vào hàng sư biểu trong lịch sử nền Giáo dục Việt Nam.
Điều này cũng đã rõ. Vấn đề cần ở đây là làm sao để các nhà giáo trong đó có các nhà giáo văn chương hôm nay và mai sau có thể học được những bài học bổ ích từ cuộc đời dạy học của Đặng tiên sinh. Ví như thường học trò như thương con, ví như chú ý phát triển khả năng, năng lực của học trò để động viên, chăm sóc, bồi dưỡng cho thành tài. Ví như nuôi học trò nghèo hiếu học trong nhà và vừa cho ăn vừa cho chữ. Ví như kết hợp tình thương và sự nghiêm khắc trong cách đối xử với học trò. Ví như đôi ba học trò phải làm việc hết sức mình trước khi nghe thầy giảng. Ví như làm nghề dạy văn chương thì trước hết phải thuộc lòng tác phẩm, càng nhiều càng tốt… Rõ ràng ở Đặng tiên sinh là cả một kho báu về văn hóa, về giáo dục có giá trị bền vững, có sức hấp dẫn lâu dài.
GS. NGUYỄN ĐÌNH CHÚ
Theo: Hồi kí "Những năm tháng không quên", Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1996.