Khoa: Tâm lý - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1. Địa chỉ: Nhà V- ĐHSPHN; Điện thoại: 0437547910, Website: Psy.hnue.edu.vn
2. Đội ngũ cán bộ:
- Cán bộ giảng dạy: 42 giảng viên, trong đó có: 13 PGS.Tiến sĩ, 14 Tiến sĩ, 14 Thạc sĩ.
- Cán bộ hành chính: 3 cán bộ.
3. Đào tạo:
- Sau đại học:
+ Cao học: 3 chuyên ngành thạc sĩ với quy mô 100 học viên/năm;
+ Nghiên cứu sinh: 2 chuyên ngành Tiến sĩ với 10-15 nghiên cứu sinh/năm.
- Đại học chính quy:
+ Quy mô sinh viên chính quy: 300 sinh viên/4 khóa.
+ Khoa đang đào tạo 02 mã ngành với 2 chương trình đào tạo:
* Chương trình đào tạo: Sư phạm Tâm lý - Giáo dục
(ngành sư phạm – không phải đóng học phí).
+ Mục tiêu: Đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lý học, giáo dục học
+ Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp: Giảng dạy Tâm lý học, Giáo dục học ở các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; Nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu; cán bộ ở cơ sở giáo dục và các cơ quan đơn vị có liên quan.
* Chương trình đào tạo: Tâm lý học - Định hướng Tâm lý học trường học
(ngành ngoài sư phạm - phải đóng học phí).
+ Mục tiêu: Đào tạo cử nhân Tâm lý học – định hướng Tâm lý học trường học
+ Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp: thực hiện công việc của Nhà tâm lý thực hành trong các trường học, các trung tâm, bệnh viện, các cơ sở cung ứng dịch vụ tâm lý học. Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu tâm lý học, các cơ quan đơn vị quản lý nhà nước có liên quan. Giảng dạy môn Tâm lý học ở trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học sau khi bổ sung các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.
4. Tuyển sinh:
- Hàng năm khoa tuyển sinh khoảng: 100 sinh viên.
- Tuyển sinh năm 2016:
+ Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước;
+ Phương thức tuyển sinh: Dựa vào kết quả kỳ thi PTTH Quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì tổ chức;
+ Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm các kỳ đều đạt loại khá trở lên;
+ Tổ hợp các môn xét tuyển: (Toán, Hóa, Sinh); (Văn, Sử, Địa); (Toán, Văn, Ngoại ngữ); (Toán,Văn, Sử);
+ Môn Ngoại ngữ dùng để xét tuyển: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp.