A A+
Khoa Vật Lí
Địa chỉ Nhà C, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy Hà Nội
Điện thoại 04.37547797
Email k.vatly@hnue.edu.vn,hoanglhsp@hnue.edu.vn,nttha@hnue.edu.vn
Website http://phys.hnue.edu.vn
Thành lập 1951

Chức năng nhiệm vụ

+ Đào tạo giáo viên THPT, cán bộ giảng dạy cao đẳng, đại học có trình độ cử nhân chính quy và các hệ chuyên tu, tại chức, đại học từ xa về đại học sư phạm Vật lí.

+ Đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ vật lý về các lĩnh vực Vật lý lý thuyết, Vật lý chất rắn và Khoa học giáo dục về Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý cho các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu trong cả nước.

+ Nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực: Vật lý lý thuyết, Vật lý chất rắn, Khoa học Vật liệu, Vật lý môi trường, Vật lý Thiên văn, Vật lý Điện tử và Khoa học giáo dục về Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý.

+ Bồi dưỡng giáo viên vật lý THCS, THPT, giáo viên vật lý THCS, THPT chuyên cho cả nước.

+ Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia về vật lý cho các kỳ thi Olympic Vật lý châu Á và Quốc tế.

+ Nhiều cán bộ của khoa tham gia các Hội đồng thẩm định sách, Hội đồng hoạch định chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, Hội đồng xét duyệt và nghiệm thu các đề tài cấp Nhà nước, nghị định thư Quốc tế thuộc Bộ Khoa học Công nghệ quản lý, tham gia các Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo Vật lí quốc gia.

Giới thiệu về ban lãnh đạo

Ban lãnh đạo khoa Vật lí gồm có: Chi uỷ khoa Vật lí, Ban chủ nhiệm khoa, Ban chấp hành Công đoàn khoa.

Chi ủy khoa Vật lí:

+ PGS TS Lục Huy Hoàng: Bí thư phụ trách chung, công tác tổ chức, phát triển Đảng

+ PGS TS Nguyễn Văn Khánh: Phó Bí thư.

+ TS Nguyễn Văn Biên: phụ trách công tác đào tạo.

+ TS Nguyễn Văn Hợp: phụ trách công tác Công đoàn.

Ban chủ nhiệm khoa

Trưởng khoa: PGS.TS. Lục Huy Hoàng

Email: hoanglhsp@hnue.edu.vn

ĐT: 0903200023

Nhiệm vụ: Phụ trách chung, Công tác Tổ chức, Chủ tịch Hội đồng Thi đua, Khen thưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học.

Các phó trưởng Khoa:

+ PGS.TS. Nguyễn Văn Khánh

ĐT: 0903400259

Email: khanhnvsp@gmail.com

Nhiệm vụ: Phụ trách cơ sở vật chất thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các hệ ngoài trường (đào tạo tại chức, từ xa, Olympic quốc tế và khu vực).

+ TS. Lê Đức Ánh

Email: anhld@hnue.edu.vn             

ĐT:01279888880

Nhiệm vụ: Phụ trách NCKH, Hợp tác Quốc tế, Đoàn Thanh niên.

+ TS. Nguyễn Văn Biên

Email: biennv@hnue.edu.vn

ĐT: 0983528399

Nhiệm vụ: Phụ trách hệ đào tạo đại học chính quy, hệ sau đại học.

Ban chấp hành công đoàn khoa Vật lí:

ThS. Hồ Tuấn Hùng                Chủ tịch                    Phụ trách chung

PGS TS Nguyễn Quang Học  Phó chủ tịch               Phụ trách NCKH, đào tạo

TS Phạm Văn Vĩnh                 UV                           Phụ trách văn thể

ThS Nguyễn Thu Minh           UV                             Phụ trách chế độ chính sách

CN Đào Thị Vân Anh             UV                             Phụ trách nữ công

Ban chấp hành Liên chi đoàn Hội sinh viên khoa Vật lí:

Bí thư LCĐ: TS Đỗ Danh Bích

Bí thư Chi đoàn cán bộ: TS Bùi Đức Tĩnh

Tổng số uỷ viên BCH là 15 ủy viên.

Cơ cấu tổ chức

Tổng số cán bộ: 67. Trong đó: GS: 1, PGS:15; TS: 23; ThS. 22; GV: 36: GVTH:8; Nhân viên KT: 1, Chuyên viên: 3.

Chi bộ khoa

Số lượng Đảng viên trong Chi bộ: 28 bao gồm 4 tổ Đảng: Tổ Đảng Vật lí Đại cương: Tổ trưởng Tổ Đảng: Đ/C Trần Minh Thi; Tổ Đảng Vật lí Lí thuyết: Tổ trưởng Tổ trưởng Tổ Đảng: Đ/C Hoàng Văn Tích; Tổ Đảng Vật lí Chất Rắn: Tổ trưởng Tổ trưởng Tổ Đảng: Đ/C Hồ Tuấn Hùng; Tổ Đảng Phương Pháp Giảng dạy Vật lí: Tổ Trưởng: Dương Xuân Quý.

Công Đoàn Khoa Vật lí

+ Tổng số Công đoàn viên: 67 Trình độ cán bộ công đoàn: GS: 1, PGS:15; TS: 23; ThS. 22; GV: 36: GVTH:8; Nhân viên KT: 1, Chuyên viên: 3.

Tổ công đoàn: 5 ( Tổ CĐ Vật lý Đại cương - Nguyễn Thu Minh; Tổ CĐ PPGD- Dương Xuân Quý, Tổ CĐ VLLT - Nguyễn Quang Học, Tổ CĐ CRĐT - Phạm Văn Vĩnh ; Tổ văn phòng - Đào Thị Vân Anh)

Các đơn vị trong khoa

4 Bộ môn: Vật lý lý thuyết, Vật lý Chất rắn - Điện tử, Vật lý Đại cương, Phương pháp giảng dạy Vật lý và bộ phận Văn phòng (gồm cán bộ Tổ chức sinh viên, Giáo vụ khoa và cán bộ Văn phòng Khoa).

+ 01 Trung tâm Khoa học và Công nghệ nano

+ Liên Chi đoàn và Hội sinh viên cấp Khoa,

+ Chi đoàn cán bộ giảng dạy và chi đoàn ở các lớp của sinh viên.

Đội ngũ cán bộ

Tổng số có 67 cán bộ, trong đó:

GS: 1,PGS:15;TS: 23;ThS. 22;GV: 36:GVTH:8;Nhân viên KT: 1,Chuyên viên: 3

Phân công nhiệm vụ

Giới thiệu về công đoàn

Giới thiệu về đoàn thanh niên

Các chuyên ngành đào tạo đại học

Khoa Vật lí hiện nay triển khai đào tạo 5 chuyên ngành cử nhân vật lý, đó là:

1. Vật lý lý thuyết

2. Vật lý môi trường và thiên văn

3. Vật lý chất rắn

4. Vật lý Điện tử

5. PPGD vật lý

Các chuyên ngành đào tạo cao học

Khoa Vật lí hiện nay triển khai đào tạo 3 chuyên ngành cho hệ thạc sĩ vật lý, đó là:

1. Vật lý lý thuyết và vật lý toán

2. Vật lý chất rắn

3. PPGD vật lý

Các chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh

Khoa Vật Lí có các chuyên ngành đào tạo NCS như sau:

1. Vật lý lý thuyết và vật lý toán

2.  Vật lý chất rắn

3. PPGD vật lý

Đội ngũ cán bộ đào tạo đại học, sau đại học

Tham gia đào tạo đại học là toàn bộ cán bộ trong khoa vật lý, hiện có 1 GS, 15 PGS, 23 TS, 22 Thạc sĩ. Trong đó tất cả số cán bộ từ Tiến sĩ trở lên đều tham gia đào tạo sau đại học.

Hàng năm có liên kết mời một số chuyên gia trong và ngoài nước tham gia thỉnh giảng, trao đổi khoa học và hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh trong một số lĩnh vực khoa học tiên tiến.

Bộ môn & Đơn vị trực thuộc

Vật lý lý thuyết.

- Giảng dạy các môn học vật lí lí thuyết và vật lí toán nhằm đào tạo cử nhân các ngành sư phạm vật lí, sư phạm toán, sư phạm công nghệ thông tin, cử nhân toán . . . từ các hệ chính quy, chính quy theo địa chỉ, đến các hệ liên thông, tại chức, chuyên tu, từ xa và các loại hình liên kết đào tạo khác.

- Giảng dạy các môn học vật lí lí thuyết và vật lí toán nhằm đào tạo cao học viên và nghiên cứu sinh ngành vật lí và chuyên ngành Vật lí lí thuyết và vật lí toán.

- Tham gia bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi, ra đề thi, chấm thi trong các kỳ thi HSG QG và thi Đại học, Sau Đại học.

- Nghiên cứu khoa học và tổ chức nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, phát triển sự nghiệp của Khoa Vật lí và Trường ĐHSPHN.

- Tham gia hoạch định các chính sách, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Khoa Vật lí và Trường ĐSPHN.

- Tham gia, chủ biên và hội đồng thẩm định viết các SGK, Giáo trình, sách chuyên khảo phục vụ đào tạo từ bậc Phổ thông đến ĐH và sau ĐH.

Trưởng bộ môn: GS. TS.  Đặng Văn Soa

Phó trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Chính Cương

Tổ trưởng tổ đảng: PGS. TS. Hoàng Văn Tích

      Tổ trưởng tổ công đoàn: PGS. TS. Nguyễn Quang Học

Vật lý Chất rắn - Điện tử.

Bộ môn Vật lý Chất rắn – Điện tử có chức năng nhiệm vụ giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành vật lí chất rắn và điện tử cho các bậc học đại học, thạc sĩ và nghiên cứu sinh, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Bộ và cấp Nhà nước.

Các cán bộ của Bộ môn tham gia các Hội đồng thẩm định sách, Hội đồng hoạch định chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, Hội đồng xét duyệt và nghiệm thu các đề tài cấp Nhà nước, nghị định thư Quốc tế thuộc Bộ Khoa học Công nghệ quản lý. 

Về giảng dạy: giảng dạy các học phần vật lí chất rắn, các học phần điện tử học, cả về lí thuyết, thực hành và chuyên đề cho sinh viên lớp cử nhân, lớp chất lượng cao (CLC) và lớp cử tuyển. Ngoài ra Bộ môn còn đảm nhiệm giảng dạy môn học Vật lí đại cương cho lớp cử nhân khoa Công Nghệ Thông Tin (CNTT). Trong đào tạo sau đại học, bộ môn có nhiệm vụ giảng dạy các môn chung: vật lý chất rắn, vật liệu mới; các môn học chuyên đề cho chuyên ngành vật lí chất rắn, hướng dẫn luận văn thạc sĩ và hướng dẫn luận án nghiên cứu sinh chuyên ngành Vật lý Chất  rắn.

Bộ môn còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, thông qua việc thực hiện nhiều ðề tài khoa học công nghệ, khoa học cơ bản cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp trường.

Trong những năm gần đây Bộ môn tham gia bồi dưỡng kĩ năng thực hành Vật lý cho đội tuyển học sinh giỏi vật lý. Thầy Nguyễn Thế Khôi (nguyên trưởng Bộ môn) là trưởng đoàn hàng năm dẫn dắt đội tuyển đi thi Olympic Vật lý Quốc tế (APhO và IPhO) đã đem về nhiều huy chương cho Tổ Quốc.

Lãnh đạo hành chính và điều hành các công việc chuyên môn của Bộ môn là Trưởng Bộ môn và phó Bộ môn. Tổ chức Đảng của Bộ môn là Tổ Đảng. Tổ chức đoàn thể quần chúng có tổ Công Đoàn

Trưởng bộ môn: PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng(phụ trách chung)

Phó trưởng Bộ môn: ThS. Hồ Tuấn Hùng (phụ trách nhóm Vật lí Điện tử)

Phó trưởng Bộ môn: TS Đỗ Danh Bích ((phụ trách nhóm Vật lí Chất rắn)

Tổ trưởng tổ đảng: ThS. Hồ Tuấn Hùng

      Tổ trưởng tổ công đoàn: TS. Phạm Văn Vĩnh

Vật lý Đại cương.

- Giảng dạy các môn học vật lý Đại cương, Vật lý Môi trường và Vật lí Thiên văn phục vụ cho đào tạo cử nhân các ngành Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa, Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp, Sư phạm Sinh học, sư phạm Địa lí, cử nhân Sinh học, cử nhân Địa lí, Cử nhân Hóa học, Cử nhân Triết học, Cử nhân Kỹ thuật Công nghiệp từ các hệ chính quy, chính quy theo địa chỉ, đến các hệ liên thông, tại chức, chuyên tu, từ xa và các loại hình liên kết đào tạo khác.

- Nghiên cứu khoa học và tổ chức nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, phát triển sự nghiệp của Khoa Vật lý và Trường ĐHSPHN.

- Tham gia hoạch định các chính sách, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Khoa Vật lý và Trường ĐSPHN.

- Tham gia biên soạn và hội đồng thẩm định viết các SGK, giáo trình, sách chuyên khảo phục vụ đào tạo từ bậc Phổ thông đến ĐH và sau ĐH.

Phụ trách bộ môn: PGS. TS. PGS. TS. Trần Minh Thi

Phó trưởng Bộ môn: PSG. TS. Nguyễn Quỳnh Lan

Tổ trưởng tổ đảng:Trần Minh Thi

Tổ trưởng tổ công đoàn:Nguyễn Thị Thu Minh

Phương pháp giảng dạy Vật lý.

- Đào tạo các học phần thuộc bộ môn Phương pháp giảng dạy vật lí cho cử nhân sư phạm Khoa Vật lí.

-  Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lí cho các trường Đại học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm, Trung học Sư phạm, Viện Khoa học Giáo dục và các trường phổ thông.

- Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lí.

- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên vật lí các trường THPT và các trường THCS.

- Đào tạo các học phần sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị dạy học vật lí cho sinh viên hệ cao đẳng ngành kĩ thuật và thiết bị thí nghiệm.

-  Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị dạy học vật lí ở trường phổ thông.

- Nghiên cứu khoa học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lí.

Trưởng bộ môn: PGS. TS.  Nguyễn Ngọc Hưng

Phó trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Anh Thuấn

Tổ trưởng tổ đảng: TS. Dương Xuân Quý

      Tổ trưởng tổ công đoàn:TS. Dương Xuân Quý

Trung tâm Khoa học và Công nghệ nano.

Trung tâm Khoa học và Công nghệ nano với chức năng chính là nghiên cứu khoa học và đào tạo. Hoạt động của Trung tâm được xây dựng từ các nhóm nghiên cứu chia theo nhiều lĩnh vực. Hiện nay Trung tâm đang có 3 hướng nghiên cứu chính, tương ứng là 3 nhóm chuyên môn, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm. Các nhóm chuyên môn hoạt động theo hệ thống phân tầng: Giáo sư  – Nghiên cứu sinh – Học viên cao học – Sinh viên. Các ý tưởng khoa học được đưa ra thảo luận, nhóm chuyên môn là đội ngũ trực tiếp thực thi các ý tưởng này, các kết quả đo đạc sẽ được phân tích và viết thành các báo cáo, bài báo khoa học. Tính chuyên nghiệp hóa trong tổ chức nghiên cứu đã giúp chúng tôi có số lượng lớn công bố trên các tạp chí quốc tế.

Trung tâm Khoa học và Công nghệ nano với 3 chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

- Nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu ứng dụng về khoa học và công nghệ nano.

- Đào tạo và phục vụ đào tạo nhân lực trình độ cao về khoa học, bao gồm đào tạo đại học và sau đại học.

- Trung tâm là một phòng thí nghiệm mở, góp phần phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài Trường về công nghệ nano.

Giám đốc: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng

Phó Giám đốc: TS. Nguyễn Cao Khang

Xem thông tin thêm ở chuyên mục các đơn vị nghiên cứu Khoa học

Cơ sở vật chất và các phòng thí nghiệm

Khoa Vật lí là một trong những Khoa đặc thù có yêu cầu cao về trang thiết bị và phòng thí nghiệm để phục phụ công tác Đào tạo và Nghiên cứu khoa học. Trong những năm qua khoa vật lí đã được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, cụ thể như sau:

1. Các phòng thí nghiệm nghiên cứu

- Các phòng thí nghiệm nghiên cứu về Vật lí chất rắn bao gồm: Phòng chế tạo mẫu, phòng xử lí nhiệt, phòng nghiên cứu cảm biến, phòng đo điện, phòng đo quang, phân tích phổ Raman, phân tích quang, phân tích từ...

   Các phòng thí nghiệm này cho phép các nhóm nghiên cứu thực hiện các công việc như: Chế tạo các mẫu vật liệu; thực hiện các phép đo như đo điện, đo từ, đo quang… và các phép phân tích phổ như phổ Raman, phổ huỳnh quang, phổ hấp thụ.  Đồng thời các phòng thí nghiệm này cũng được sử dụng cho mục đích đào tạo NCS và học viên cao học.

- 02 phòng thí nghiệm nghiên cứu vật lí môi trường và thiên văn: Cho phép thực hiện các phép phân tích các thông số môi trường, thực hành quan trắc thiên văn.

- 01 phòng nghiên cứu và 01 xưởng chế tạo  để phục vụ hướng nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị thí nghiệm Vật lí  để sử dụng trong dạy học.

2. Các  phòng thí nghiệm phục vụ công tác đào tạo

   Khoa vật lí có các phòng thí nghiệm phục vụ trực tiếp công tác đào tạo sau:

- Các phòng thí nghiệm thực hành Vật lí đại cương như: PTN Cơ nhiệt, PTN Điện, PTN Quang học, PTN Điện kỹ thuật, PTN Chứng minh (VLĐCC), PTN Vật lí đại cương cho các khoa không chuyên vật lí, PTN Vật lí chất rắn, PTN Điện tử …. Các phòng thí nghiệm này được sử dụng trong đào tạo các học phần thực hành của SV, học viên cao học. Tại đây học viên, sinh viên được thực hành các phép đo cơ bản và nâng cao qua đó hiểu sâu sắc hơn kiến thức Vật lí đại cương.

- 02 phòng thí nghiệm Vật lí  phổ thông để tổ chức dạy học các học phần cho sinh viên, học viên cao học để rèn luyện năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

3. Các phòng chức năng  và trang thiết bị khác

- 02 phòng thí nghiệm Olympic được trang bị các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, các bài thi thực nghiệm của các kì thi Vật lí quốc tế (IPhO) và Vật lí Châu Á Thái Bình Dương (APhO) các năm gần đây. 02 phòng thí nghiệm này được sử dụng để bồi dưỡng đội tuyển vật lí quốc gia tham gia các kì thi IPhO và APhO hàng năm, bồi dưỡng giáo viên phổ thông và giáo viên chuyên về sử dụng thiết bị thí nghiệm và được sử dụng trong đào tạo sinh viên lớp chất lượng cao.

- Phòng máy tính: Được sử dụng trong việc đào tạo các học phần tin học ứng dụng trong nghiên cứu và trong dạy học Vật lí.

- Phòng nghiệp vụ sư phạm: Là nơi tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng như thực hành các nghiên cứu về phương pháp dạy học cho sinh viên và học viên cao học.

     Ngoài ra khoa Vật lí đã được trang bị máy chiếu cho mỗi Bộ môn để phục vụ công tác giảng dạy và seminar khoa học.

    Hệ thống các phòng thí nghiệm được quản lí theo hướng mở để các cán bộ trong khoa có điều kiện thuận lợi khai thác hiệu quả các trang thiết bị thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của cán bộ và học viên, sinh viên khoa Vật lí.

Lĩnh vực nghiên cứu

1) Vật lí lí thuyết:

   Lí thuyết trường và năng lượng cao: Mô hình chuẩn và chuẩn mở rộng, Vật lí Higgs, Vật lí Neutrino, Vi phạm đối xứng CP, Lí thuyết siêu đối xứng, Chuyển pha trong chất hạt nhân. Lí thuyết chất rắn : Lí thuyết các môi trường đậm đặc. Phương pháp thống kê mô men. Hệ điện tử tương quan mạnh, Lí thuyết Ginzburg–Landau trong nghiên cứu chuyển pha. Viễn tải lượng tử và rối lượng tử.. Vật lí tính toán và mô phỏng…

2) Vật lí thực nghiệm:

   Vật lí chất rắn và Điện tử: Chế tạo màng mỏng kim loại, màng mỏng bán dẫn, vật liệu nano, vật liệu quang tử, vật liệu từ, vật liệu multiferroic, nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và cơ tính của các sợi proteic và màng tơ, vật liệu metamaterials và ứng dụng trong truyền thông, laze xung ngắn, mạch điện tử và ứng dụng…

3) Vật lí thiên văn và Môi trường:

 Vật liệu quang xúc tác, Vật liệu nano và ứng dụng, Vũ trụ học, Từ trường giữa các sao, Sự hình thành các sao …

4) Lí luận và Phương pháp dạy học vật lí:

  Vận dụng lí luận dạy học hiện đại vào dạy học vật  lí;  Xây dựng và sử dụng các phần mềm vật lí để tổ chức dạy học nội khóa hoặc ngoại khóa;  Thiết kế, chế tạo, hoàn thiện và sử dụng các thiết bị thí nghiệm để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh;  Thiết kế tiến trình dạy học các kiến thức vật lí cụ thể trong chương trình vật lí ở trường THCS và THPT theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực và sáng tạo của học sinh.

Đề tài nghiên cứu

Khoa luôn có cán bộ làm chủ nhiệm các đề tài lớn các cấp và được nghiệm thu xuất sắc.

- Khoa đã chủ trì hơn 100 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ đạt kết quả xuất sắc.

- Hiện tại cán bộ Khoa đang làm chủ nhiệm 9 đề tài Nafosted,

- 2 đề tài cấp Bộ,

- 27 đề tài cấp Trường (Năm 2011 là 9 đề tài, 2012 là 6 đề tài, 2013 là  11 đề tài).

 Ngoài các chủ nhiệm đề tài còn  có nhiều cán bộ trong khoa tham gia vào các đề tài trên và cả các đề tài trọng điểm ở các đơn vị nghiên cứu khác.

Sản phẩm nghiên cứu

Hiện nay Khoa Vật lí là một trong những đơn vị mạnh nhất Trường về nghiên cứu cơ bản. Các cán bộ của Khoa đã công bố hơn 200 bài báo quốc tế trên ISI ( Gồm cả SCI và SCIE), trong đó có những công trình đăng trên những tạp chí hàng đầu thế giới: Phys. Rev. Lett, Phys. Rev. B, Phys. Rev. C, Phys. Rev. D, Nucl. Phys. B, Eur. Phys. C, …Gần đây đã có nhiều công trình của cán bộ Khoa có độ trích dẫn cao.

+ Các công trình, bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước (mỗi năm khoảng trên 30 bài tên  ISI, trong nước trên 50 bài).

+ Bộ môn phương pháp giảng dạy hiện có 8 đề tài NCKH liên quan đến chế tạo các thiết bị thí nghiệm vật lí phổ thông. Các thiết bị thí nghiệm phục vụ tốt cho giảng dạy và bồi dưỡng giáo viên phổ thông  còn được sử dụng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế.

Các giải thưởng khoa học công nghệ:

Khoa Vật lí đã có nhiều công trình khoa học đã được giải thưởng Quốc gia về thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học. Nhiều tập thể  và cá nhân đã nhận được giải thưởng cao quý về nghiên cứu khoa học của trường ĐHSP Hà Nội, Bằng khen cấp Bộ, các giải nghiên cứu của cán bộ trẻ, các giải dành cho sinh viên nghiên cứu khoa học.

Hợp tác trong nước

Hợp tác đào tạo và nghiên cứu song phương với các cơ sở khác như ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà nội, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐHSP TP HCM, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục Viện Vật lí, ĐH SPHN2, ĐH Tây Nguyên, ĐH Tây Bắc, ĐH Cần Thơ…và nhiều cơ quan nghiên cứu mạnh trong cả nước.

Hợp tác quốc tế

Duy trì hợp tác tốt với các đối tác Pháp, Đức, Ba Lan, Hàn Quốc, Đài Loan-Trung quốc, Nhật Bản, Ucraina mở rộng hợp tác với Bỉ, Mỹ. Thường xuyên cử  cán bộ đi nghiên cứu ngắn hạn và hội thảo ở nước ngoài (Mỹ, Hàn quốc, Trung quốc, Đài Loan-Trung quốc…..). Đồng thời cũng thường xuyên mời đoàn khách quốc tế vào trình bày bài giảng và seminar khoa học. Cán bộ khoa  (đ/c Trà) cũng đồng hướng dẫn NCS với đồng nghiệp thuộc đại học Marseille.

Đang trực tuyến: 124
Tổng lượt truy cập: 13.620.756
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top

https://paperio-live.com

https://agario.red

https://naughtyworms.com

escort pendikmaltepe escort
Tokyo Olympics live stream