Hội thảo đã thu hút sự quan tâm, tham gia đông đảo của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Ở trong nước, các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, các các trường đại học, cao đẳng, các học viện đã gửi bài và tham gia như: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Viện Nghiên cứu Phụ nữ; Viện Nghiên cứu Đào tạo và Tư vấn khoa học kĩ thuật; Bệnh viện Nhi Trung ương...; Trường ĐHSP Hà Nội; Trường Đại học Huế; Trường ĐHSP - Đại học Đà Nẵng; Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Hùng Vương; Học viện Thanh Thiếu niên; Đại học Luật; Học viện Toà án; Học viện Chính trị Quân sự; các trường phổ thông như: Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vinschool, Olympia, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Siêu, Mê Linh...; Phía đại biểu nước ngoài, nhiều chuyên gia từ các trường Đại học cũng đã gửi bài, tham dự và báo cáo tại Hội thảo, như: GS.John J. Murphy, Arkansas State University; GS.Jose Cervantes, Đại học California State University; TS. Lê Nguyên Phuơng, ĐH Chapman, ĐH Bang California, Long Beach; TS. Michael. Hass, ĐH Chapman - Mĩ; TS. Paul B. Jantz, Lisa Bernstein, Le thandar Soe (Myanmar); Risatianti Kolopaking (Jakarta Indonesia),…
Chủ đề hội thảo được khai thác từ các góc nhìn khoa học đa dạng, sinh động, sâu sắc. Hội thảo bao gồm phiên toàn thể và 04 phiên tại các tiểu ban chuyên sâu: Lĩnh vực nhận thức và học tập; Lĩnh vực cảm xúc - Hành vi - Tương tác xã hội; Hỗ trợ Tâm lí cho trẻ có nhu cầu đặc biệt; Hỗ trợ tâm lí học đường. Bên cạnh đó, 04 thảo luận bàn tròn theo các chủ đề khác nhau cũng đã được tổ chức như: Vai trò của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về Tâm lí học đường; Thuận lợi và thách thức trong việc xây dựng phòng Tâm lí học đường tại trường phổ thông; Vai trò của phụ huynh trong việc vận động quyền lợi cho con em khuyết tật, trẻ khuyết tật; Hãy trở thành một chuyên gia Tâm lí học đường. Đặc biệt, Ban Tổ chức Hội thảo đã tổ chức 07 mini skills workshop nhằm chia sẻ, trao đổi các kĩ năng nghề nghiệp cho các tổ chức và cá nhân làm nghề quan tâm như: Tham vấn tập trung vào giải pháp ngắn gọn trong trường học - Kĩ năng thực hành và chiến lược; Kĩ năng xây dựng lớp học hạnh phúc dựa trên cơ sở Tâm lí học trường học; Đánh giá chức năng hành vi; Sử dụng định hình trường hợp trong can thiệp tâm lí; Phương pháp Chánh niệm ứng dụng trong lớp học; Đàm thoại có mục đích: Phỏng vấn hiệu quả để đánh giá; Chấn thương não: phỏng vấn lâm sàng.
Hội thảo không chỉ là nơi gặp gỡ, trao đổi các vấn đề chuyên môn thuộc tâm lí học và tâm lí học đường mà còn là ngày hội gặp gỡ, chia sẻ và giao lưu của những người hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành và cả các lĩnh vực ngành nghề liên quan trong cả nước.
Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại phiên bế mạc. Ảnh: Khoa Tâm lí Giáo dục
Khoa Tâm lí Giáo dục