Khoa: Giáo dục quốc phòng – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
1. Địa chỉ: Nhà A1 - ĐHSPHN; Điện thoại: 0438.347.106; Website: gdqp.hnue.edu.vn
2. Đội ngũ cán bộ:
- Cán bộ giảng dạy: 14 giảng viên, trong đó có: 01 đồng chí quân hàm đại tá, 04 đồng chí quân hàm trung tá, 03 đồng chí quân hàm thiếu tá, 06 đồng chí quân hàm đại úy.
- Cán bộ hành chính: gồm 01 quân nhân chuyên nghiệp, 02 nhân viên quốc phòng và 02 chuyên viên văn phòng.
3. Đào tạo:
- Quy mô sinh viên chính quy: 400 sinh viên/4 khóa.
- Đào tạo mã ngành D140208 với 01 chương trình đào tạo Giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Mục tiêu: Đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh trình độ đại học có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe, năng lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong các nhà trường từ cấp trung học phổ thông đến đại học và có hướng phát triển ở trình độ cao hơn hoặc thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương trong các cơ quan, đoàn thể xã hội.
- Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp: Theo Quyết định 607/QĐ-TTg ngày 24/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ:
+ Trong quá trình đào tạo, sinh viên được học tập, rèn luyện, ăn ở tập trung; được hưởng các chính sách ưu tiên như học phí, quân trang... Đối với một số nội dung học, tập thực hành, sinh viên được học tập, rèn luyện trong các đơn vị, nhà trường quân đội.
+ Sinh viên tốt nghiệp được xét phong quân hàm sĩ quan dự bị theo quy định hiện hành, được ưu tiên tuyển dụng làm giáo viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học; Cán bộ hành chính ở một số cơ sở giáo dục và quản lý giáo dục.
4. Tuyển sinh
- Hàng năm tuyển sinh khoảng: 150 sinh viên
+ Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước, dựa vào kỳ thi THPT Quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì tổ chức;
+ Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm các kỳ đều đạt loại khá trở lên. Tiêu chuẩn, chiều cao, cân nặng đối với nam: 1,65m, nặng 45kg trở lên; đối với nữ cao 1,55m, nặng 40kg trở lên.
+ Tổ hợp các môn xét tuyển: (Toán, Lý, Hóa); (Văn, Sử, Địa); (Toán, Lý, Văn).