PGS.TS Trần Đăng Sinh - Trưởng khoa Triết học phát biểu khai mạc
Tới dự Hội thảo có PGS.TS Phùng Ngọc Kiếm - Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học, PGS.TS Nguyễn Văn Cư - nguyên Trưởng khoa Khoa Giáo dục Chính trị, người có công đầu trong việc thành lập Khoa Triết học, các nhà khoa học của Viện Triết học, Trường ĐH Khoa học XH&NV - ĐHQG Hà Nội, Đại học Thủ Đầu Một, Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị - ĐHQG Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục, Báo Giáo dục và Thời đại, Trường ĐHSP Hà Nội và nhiều cơ quan khoa học khác. Cùng dự Hội nghị còn có sự tham gia của tất cả các Tiến sĩ Triết học của Trường ĐHSP Hà Nội, các học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường.
Chủ trì Hội thảo: PGS.TS Trần Đăng Sinh - Trưởng khoa Triết học, PGS.TS Lê Văn Đoán - Phó Trưởng khoa Triết học.
PGS.TS Lê Văn Đoán - Phó Trưởng khoa Triết học báo cáo đề dẫn
Các đại biểu đề cập tới nhiều vấn đề thực tiễn của đào tạo cao học môn Triết học ở bậc sau đại học và chuyên ngành Triết học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong bối cảnh thực tiễn đào tạo ngành Triết học hiện nay ở Việt Nam.
TS Đào Đức Doãn - Trưởng khoa Giáo dục Chính trị phát biểu
Sau các ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự Hội thảo, PGS.TS Trần Đăng Sinh - Trưởng khoa Triết học tổng kết, tập trung ở các vấn đề sau:
Thứ nhất, hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao tầm nhìn của lãnh đạo Nhà trường và Đảng ủy, Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục chính trị (cụ thể là PGS.TS Nguyễn Văn Cư) về việc thành lập Khoa Triết học trong bối cảnh môn Triết học không còn được giảng dạy với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học, cao đẳng trong phạm vi toàn quốc (ghép vào nội dung của Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin); Khoa Triết học có vai trò không chỉ đào tạo chuyên ngành Triết học ở bậc đại học, cao học mà còn giúp cho Nhà trường đào tạo sau đại học 51 chuyên ngành khác; thừa nhận thực tế hiện nay chưa có cơ chế, chính sách nhằm nâng cao giáo dục tiềm lực tư duy triết học cho nguồn cán bộ khoa học trẻ, việc giảng dạy và học tập triết học các ngành đào tạo sau đại học sẽ mở ra cho sự phát triển chất lượng tri thức liên ngành, thúc đẩy tư duy khoa học cho học viên;
Thứ hai, hầu hết các đại biểu đều thống nhất cần nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên thông qua việc cập nhật các kiến thức chuyên môn và tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng thực tiễn hóa những vấn đề lý luận vào trong nội dung các bài giảng. Mỗi bài giảng phải là một công trình khoa học để thực sự đem lại sức hấp dẫn vốn có của môn triết học đối với mỗi học viên.
Thứ ba, đối với học viên (dù chuyên hay không chuyên) đều phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn triết học đối với việc phát triển chuyên ngành của mình. Mỗi học viên phải có giáo trình, phải nghiên cứu giáo trình trước khi lên lớp,...
Thứ tư, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, Trung tâm thư viện, Phòng tư liệu có đầy đủ các loại sách nghiên cứu triết học, đặc biệt là đầu tư cho việc mua sách đã dịch các tác phẩm kinh điển của các triết gia phương Đông và phương Tây để người dạy và người học có cơ sở nâng cao trình độ chuyên môn;
Thứ năm, cần xây dựng hệ thống chuyên đề chuyên sâu cho các ngành đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên ngành triết học. Những chuyên đề đó cần đảm bảo "tính trường quy", kiến thức cơ bản vừa phải có tính thực tiễn sâu sắc, gắn liền với các vấn đề xã hội đương đại: triết học kinh tế, triết học đạo đức, triết học sinh thái - môi trường,... hướng tới cung ứng dịch vụ triết học cho xã hội.
Thứ sáu, tăng cường đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành cho học viên chuyên ngành triết học để nâng cao tính hội nhập quốc tế trong đào tạo và giao lưu học thuật;
Thứ bảy, đề xuất với Nhà trường tăng cường đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội: tăng chỉ tiêu tuyển sinh cao học ngành triết học, liên kết với các cơ quan, các cơ sở đào tạo triết học trong cả nước, đặc biệt cần nhanh chóng mở mã ngành đào tạo tiến sĩ chuyên ngành triết học tại Trường để vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa khẳng định vai trò và vị thế của trường đại học trọng điểm đã có hơn 61 năm đào tạo chuyên ngành triết học với nhiều nhà triết học, giáo sư triết học nổi tiếng trong và ngoài nước.
Hội thảo kết thúc thành công vào hồi 11h30 phút.
Ban tổ chức Hội thảo
Theo: triethoc.hnue.edu.vn