Ban tổ chức xin cảm ơn sự cộng tác của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã gửi 48 bài viết tham gia Hội thảo.
1. Mục đích của Hội thảo: Nhằm công bố các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ sở đào tạo về lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy kỹ thuật trong đó tập trung vào đối tượng giáo viên Công nghệ phổ thông và giáo viên dạy nghề. Qua đó, tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trong nghiên cứu khoa học về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy kỹ thuật, dạy nghề giữa các trường, khoa sư phạm kỹ thuật trong cả nước; Tuyển chọn các bài viết tham gia Hội thảo để gửi đăng số đặc biệt của Tạp chí Khoa học Giáo dục (ISSN: 2354-1075), trường ĐHSP Hà Nội.
2. Nội dung Hội thảo
* Bối cảnh và yêu cầu mới về giáo dục kỹ thuật, công nghệ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường phổ thông;
* Đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy công nghệ đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông
* Đào tạo giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục nghề nghiệp;
3. Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thảo
8h00 Ngày 6 tháng 11 năm 2015 (thứ Sáu). Tại phòng họp số 1, nhà Hiệu Bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ ban thư ký Hội thảo: ThS. Phùng Công Phi Khanh, Điện thoại: 0985150686; ThS. Phạm Khuynh Diệp, Điện thoại: 0936175866. Email: hoithaokhoahoc_spkt@hnue.edu.vn
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KỸ THUẬT
TẠI CÁC TRƯỜNG, KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM
8h-8h30: Đón tiếp đại biểu
8h30-8h45: Phát biểu khai mạc Hội thảo
GS.TS Đỗ Việt Hùng, Phó Hiệu trưởng
8h45-9h00: Đọc báo cáo đề dẫn
PGS.TS Lê Huy Hoàng, Trưởng khoa SPKT
9h00-10h15: Tham luận của các nhà khoa học
1. TS. Nguyễn Văn Cường – Đại học Potsdam, CHLB Đức
Mô hình đào tạo giáo viên ở Đức và chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật phổ thông ở trường Đại học Potsdam
2. GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Dạy học hướng nghiên cứu trong đào tạo giáo viên công nghệ
3. TS. Nguyễn Quang Việt – Tổng cục dạy nghề
Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trước thềm cộng đồng kinh tế ASEAN 2015
4. TS. Đỗ Thế Hưng – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Đề xuất mô hình nhà trường giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
10h15-10h30: Giải lao
10h30-11h30: Tham luận của các nhà khoa học
5. PGS.TS. Lê Huy Hoàng – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Một số định hướng về chương trình giáo dục công nghệ phổ thông sau 2015
6. TS. Bùi Thị Thúy Hằng – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
So sánh khung năng lực dành cho giáo viên dạy nghề ở châu Âu với chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề ở Việt Nam
7. PGS.TS. Ngô Tứ Thành – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút thanh niên tiến thân trên con đường học nghề.
11h30-12h00: Thảo luận, tổng kết và bế mạc Hội thảo
Danh sách các bài viết gửi tham gia Hội thảo
1. Ngô Tứ Thành - Viện SPKT, Trường ĐHBK Hà Nội
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG THEO XU HƯỚNG HỘI NHẬP
2. Ngô Tứ Thành - Viện SPKT, Trường ĐHBK Hà Nội
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU HÚT THANH NIÊN TIẾN THÂN TRÊN CON ĐƯỜNG HỌC NGHỀ
3. Trần Văn Hưng - Trường ĐHSP, Đại học Đà Nẵng
XÂY DỤNG HỆ THỐNG BÀI GIẢNG HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TIN HỌC THEO CHUẨN SCORM TÍCH HỢP LMS MOODLE
4. Trần Kim Tuyền - Trường Cao đẳng nghề Tp. Hồ Chí Minh
CÔNG NGHỆ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ẢO TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC HỌA HÌNH VÀ VẼ KỸ THUẬT
5. Nguyễn Thế Lâm - Khoa Vật lý, Trường ĐHSP Hà Nội 2
ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
6. Nguyễn Cẩm Thanh - Khoa SPKT, Trường ĐHSP Hà Nội
BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH KHUNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN MÔN CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀ PHÂN HÓA
7. Nguyễn Cao Thắng - Hiệp hội Dạy nghề và Nghề Công tác xã hội Việt Nam
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ
8. Nguyễn Thế Dũng - Viện SPKT, Trường ĐHBK Hà Nội
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
9. Nguyễn Thế Dũng - Viện SPKT, Trường ĐHBK Hà Nội
B-LEARNING VÀ QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC
10. Nguyễn Văn Khôi - Khoa SPKT, Trường ĐHSP Hà Nội
THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
11. Nhữ Thị Việt Hoa - Khoa SPKT, Trường ĐHSP Hà Nội
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
12. Nguyễn Thị Cẩm Vân - Khoa SPKT, Trường Đại học Sài Gòn
MÔ HÌNH DẠY HỌC TỰ ĐỊNH HƯỚNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ
13. Phạm Thị Kim Huệ, Trần Thị Thu Trang - Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY NGHỀ CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, PHÚ THỌ
14. Nguyễn Văn Hạnh - Khoa SPKT, Trường ĐHSPKT Hưng Yên
THIẾT KẾ BÀI HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM
15. Nguyễn Văn Hạnh - Khoa SPKT, Trường ĐHSPKT Hưng Yên
ĐÁNH GIÁ TRONG HỌC TẬP DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM
16. Lê Ngọc Hòa - Khoa Điện, Trường Đại học Sao Đỏ
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN
17. Lê Thị Quỳnh Trang - Trường ĐH KTCN, Đại học Thái Nguyên
VẬN DỤNG CÁC DẠNG THỨC DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN
18. Nguyễn Hoài Nam - Khoa SPKT, Trường ĐHSP Hà Nội
MÔ HÌNH HỆ SINH THÁI HỌC TẬP CÁ NHÂN PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO NGƯỜI HỌC
19. Trịnh Văn Đích - Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD &ĐT
DẠY HỌC THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ QUA TRÒ CHƠI KỸ THUẬT
20. Nguyễn Thị Thanh Vân - Trường Đại học Hùng Vương
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY
21. Phan Long - Khoa SPKT, Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KỸ THUẬT TIẾP CẬN THEO CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ ASEAN
22. Nguyễn Kim Thành - Khoa SPKT, Trường ĐHSP Hà Nội
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG THIẾT KẾ BẢN VẼ KĨ THUẬT
23 Nguyễn Kim Thành - Khoa SPKT, Trường ĐHSP Hà Nội
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO TRONG VIỆC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC HỌA HÌNH
24. Nguyễn Đức Trí - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
BÀI HỌC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KỸ THUẬT - NGHỀ NGHIỆP
25. Nguyễn Đức Trí - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
PHƯƠNG PHÁP THIÊT KẾ CHƯƠNG TRÌNH VÀ TIẾP CẬN THEO NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ
26. Vương Huy Thọ - Trường ĐHSP Hà Nội
LIÊN THÔNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ
27. Bùi Thị Thúy Hằng - Viện SPKT, Trường ĐHBK Hà Nội
SO SÁNH KHUNG NĂNG LỰC DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ Ở CHÂU ÂU VỚI CHUẨN GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN DẠY NGHỀ Ở VIỆT NAM
28. Nguyễn Thị Hương Giang - Viện SPKT, Trường ĐHBK Hà Nội
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KỸ THUẬT TRONG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
29. Nhữ Thị Việt Hoa, Phạm Thị Thu Hà - Khoa SPKT, Trường ĐHSP Hà Nội
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11
30. Nguyễn Thị Linh - Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp, Đại học Thái Nguyên
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
31. Võ Thị Ngọc Lan - Viện SPKT, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
THỰC TRẠNG VỀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN – KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
32. Võ Thị Như Uyên - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
CHIẾN LƯỢC HỌC BẰNG LÀM TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT
33. Bùi Minh Hải, Đỗ Thanh Vân - CĐSP Trung ương/Cao đẳng nghề TP. Hồ Chí Minh
MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ
34. Văn Thị Thanh Nhung - Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐHSP–ĐH Huế
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
35. Nguyễn Trọng Khanh - Khoa SPKT, Trường ĐHSP Hà Nội
VẬN DỤNG RUBRIC TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
36. Vũ Thị Lan - Viện SPKT, ĐHBK Hà Nội
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN THỰC HÀNH GIẢNG DẠY
37. Đặng Thành Hưng - Trường ĐHSP Hà Nội 2
NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ
38. Nguyễn Xuân Lạc, Phạm Hồng Hạnh - Viện SPKT, ĐHBK Hà Nội
DẠY HỌC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CÔNG NGHỆ
39. Bùi Văn Hồng - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CỦA DAVID A. KOLB
40. Bùi Văn Hồng - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG GẮN NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP
41. Đỗ Thế Hưng - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NHÀ TRƯỜNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
42. Nguyễn Văn Cường - Trường Đại học Potsdam, CHLB Đức
MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở ĐỨC VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KĨ THUẬT PHỔ THÔNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC POTSDAM
43. Lê Xuân Quang - Khoa SPKT, Trường ĐHSP Hà Nội
VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC STEM Ở MỸ
44. Ngô Văn Hoan - Trường ĐHSP Hà Nội
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
45. Lê Huy Hoàng - Trường ĐHSP Hà Nội
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG SAU 2015
46. Nguyễn Quang Việt – Tổng cục Dạy nghề
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC THỀM CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015
47. Phạm Khánh Tùng – Trường ĐHSP Hà Nội
BỘ NGUỒN INVERTER CHO NUNG CẢM ỨNG CAO TẦN
48. Phạm Khánh Tùng – Trường ĐHSP Hà Nội
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỐI ƯU CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA LÒ NUNG CÔNG NGHIỆP