A A+
Đang trực tuyến: 124
Tổng lượt truy cập: 13.620.756

THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC CHO NGƯỜI LỚN

Cập nhật: Thứ năm Ngày 11 tháng 11, 2010
Chuyên mục: Nghiên cứu Khoa học

Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi mọi người phải có cơ hội và được hỗ trợ để học tập nâng cao kỹ năng một cách thường xuyên.

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2010
THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC CHO NGƯỜI LỚN
Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi mọi người phải có cơ hội và được hỗ trợ để học tập nâng cao kỹ năng một cách thường xuyên. Vì vậy, học tập suốt đời có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội toàn diện của đất nước.
Khái niệm học tập suốt đời (HTSĐ) được Đảng ta đề ra trong văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX là: “Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời” nghĩa là phải xây dựng một xã hội học tập để thực hiện giáo dục suốt đời. Học tập suốt đời coi việc học tập diễn ra dưới mọi hình thức, cả chính quy, không chính quy và phi chính quy, thông qua những giai đoạn khác nhau của cuộc đời con người, từ độ tuổi mầm non cho tới khi về già. Học tập suốt đời khuyến khích, hỗ trợ và động viên việc con người tìm đến tri thức trên cơ sở tự nguyện, tự giác vì những lý do cá nhân hay lý do chuyên môn.
Thực hiện học tập suốt đời tất yếu dẫn tới vấn đề giáo dục cho người lớn (GDNL) – một lĩnh vực quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức trong các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn. Gần đây, UNESCO cũng như Hội đồng Nghiên cứu học tập suốt đời của Diễn đàn Á-Âu đã chú ý và có nhiều hoạt động hỗ trợ đối với công tác giáo dục và học tập suốt đời tại Việt Nam. Tiếp theo Hội thảo đánh giá thực trạng và khuyến nghị về học tập suốt đời ở Việt Nam (7-2010) do Bộ GD&ĐT tổ chức; theo đề xuất củaTiến trình Hợp tác Á-Âu (Asia-Europe Meeting - gọi tắt là ASEM), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo Quốc tế về Giáo dục cho người lớn với các chi tiết sau đây.
1.  Tên Hội thảo:
·        Tiếng Việt: “Chuyên môn hóa Nghề dạy học và Giáo dục Người lớn ở các nước Á-Âu”.
·        Tiếng Anh: “Professionalisation of Adult Teachers and Educators in ASEM countries” 
2. Thời gian và địa điểm:
·        Thời gian:          Ngày 12 tháng 10 năm 2010
·        Địa điểm:          Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội                                  
3. Mục đích hội thảo:
  • Chia sẻ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn GDSĐ và GDNL của các nước trong Diễn đàn Á-Âu.
  • Trao đổi chuyên đề về chuyên môn hóa (đào tạo giáo viên) cho Nghề dạy học và Giáo dục người lớn tuổi (người trưởng thành), phục vụ GDSĐ và xây dựng xã hội học tập.
·        Đề xuất với Bộ GD-ĐT (Vụ Giáo dục Thường xuyên) các giải pháp tiến hành nghiên cứu thực trạng, các cơ hội và thách thức trong việc thực hiện học tập suốt đời ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, rà soát các chính sách và cơ chế hiện có để xây dựng một chiến lược tổng thể về học tập suốt đời trong có Chương trình đào tạo giáo viên cho GDNL.
 
 
4. Nội dung chính của Hội thảo:
·        Giới thiệu về Tiến trình Hợp tác Á-Âu (Asia-Europe Meeting – gọi tắt là ASEM).
·        Giới thiệu Mạng lưới ASEM LLL Research Network và Báo cáo Đề dẫn: “Đào tạo Nghề dạy học và Giáo dục Người lớn tuổi ở Châu Âu (LB Đức): Thực trạng và Xu thế”.
  • Vấn đề Đào tạo Nghề dạy học và Giáo dục Người lớn tuổi ở Việt Nam.
  • Vấn đề Đào tạo Nghề dạy học và Giáo dục Người lớn tuổi ở Ấn Độ.
·        Lý luận dạy học, Đào tạo Nghề dạy học và Giáo dục Người lớn tuổi ở Đan Mạch.
·        Lý luận dạy học Châu Âu và Vai trò (của Giáo viên) trong quản lý đào tạo: Giáo dục Người lớn tuổi ở Rumany trong 10 năm gần đây.
·        Đề xuất, kiến nghị: “Đào tạo Nghề dạy học và Giáo dục Người lớn tuổi ở Việt Nam: vấn đề và kinh nghiệm”.
5. Thành phần tham gia:
  • Đại biểu quốc tế: 15 Chuyên gia về GDNL từ các nước (Đan Mạch, Đức, Rumany, Ấn Độ, Indonesia ...)
  • Đại biểu trong nước: cán bộ nghiên cứu về GDNL của Bộ GD&ĐT, các trường ĐHSP, các Viện Nghiên cứu giáo dục trong cả nước.
6.  Các hoạt động chủ yếu của Hội thảo:
  • Trình bày báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam;
  • Thảo luận, trao đổi ý kiến giữa chuyên gia và  các đại biểu tham gia hội thảo;
  • Triển lãm các hoạt động về giáo dục người lớn bên lề hội thảo.
7.  Kinh phí tổ chức Hội thảo:
  • Đại biểu Quốc tế:          Tự túc đi lại, bảo hiểm và lệ phí các loại.
  • Đại biểu trong nước:     Tự túc mọi chi phí.
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Đài thọ ăn ở cho Khách quốc tế trong thời gian Hội thảo tại trường.
8.  Đăng ký tham dự Hội thảo và các thông tin liên quan:
·        Đại biểu có nhu cầu tham gia Hội thảo, xin vui lòng đăng ký (Ghi rõ Họ tên, Chức danh, Cơ quan, Địa chỉ và số ĐT, E-mail) qua Phòng Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ĐT: (04) 37547101, e-mail: p.qhqt@hnue.edu.vn Thời hạn cuối cùng: Ngày 15 tháng 9 năm 2010.
·        Mọi thông tin liên quan đến Hội thảo có thể xem thêm trên trang  web của trường: www.hnue.edu.vn/news
                                                                                    HIỆU TRƯỞNG                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    (Đã ký)
                                                                               GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh

 

Publish: 16/08/2010 Views: 7265
Tin cùng chuyên mục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top

https://paperio-live.com

https://agario.red

https://naughtyworms.com

escort pendikmaltepe escort
Tokyo Olympics live stream