LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Đông Nam Á
A A+
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Đông Nam Á

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH 

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng: nằm trên tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất trên thế giới.

- Các nước Đông Nam Á có những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên: địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa…

=) Đông Nam Á đã trở thành một trong những trung tâm văn minh sớm và phát triển trên thế giới.

2. Ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc 

và văn minh Ấn Độ

- Từ đầu công nguyên, làn sóng văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc tràn vào khu vực Đông Nam Á, phủ lên nền văn hóa bản địa.

- Con đường ảnh hưởng: Buôn bán, truyền giáo và chiến tranh.

- Nội dung ảnh hưởng rất phong phú, đa dạng như: chữ viết, văn học, tôn giáo, nghệ thuật, cách thức tổ chức quản lý nhà nước…

- Thái độ tiếp nhận của cư dân Đông Nam Á: Tiếp thu có chọn lọc, làm phong phú cho nền văn hóa bản địa.

3. Quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á

- Đến thế kỷ VII, hàng loạt các quốc gia sơ kỳ được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam của Đông Nam Á. 

- Thế kỷ VII – X, ở Đông Nam Á đã diễn ra quá trình hình thành các quốc gia dân tộc, lấy một bộ tộc tương đối đông đúc và phát triển hơn cả làm trug tâm.

- Thế kỷ X – XV, là giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến dân tộc ở Đông Nam Á.

II. THÀNH TỰU

1.Tôn giáo

Các tôn giáo chủ yếu ở Đông Nam Á

- Buổi bình minh trong lịch sử của mình cư dân Đông Nam Á có những tín ngưỡng dân gian theo thuyết vạn vật hữu linh.

- Đầu công nguyên, Ấn Độ giáo và Phật giáo được truyền vào Đông Nam Á.

- Thế kỷ XIII, Hồi giáo bắt đầu được du nhập vào Đông Nam Á.

- Thế kỷ XVI, Kitô giáo dần dần được thâm nhập vào Đông Nam Á.

Đặc điểm và vai trò của tôn giáo đối với văn minh Đông Nam Á

- Bức tranh tôn giáo ở Đông Nam Á rất đa dạng và phức tạp.

- Tôn giáo đã ảnh hưởng toàn diện, sâu sắc đến các thành tựu văn minh của các quốc gia Đông Nam Á cổ trung đại.

2. Văn hóa dân gian

- Cư dân nông nghiệp Đông Nam Á tắm mình trong văn hóa dân gian.

- Tín ngưỡng, lễ hội gắn liền với chu kỳ nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực.

- Những lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội té nước, lễ hội cầu mưa, cầu mùa…

- Lễ hội truyền thống của các nước Đông Nam Á vừa thể hiện tính thống nhất vừa thể hiện tính đa dạng.

3. Chữ viết

- Cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu chữ viết của người Ấn Độ, Trung Quốc để tạo ra chữ viết của mình.

- Trên cơ sở chữ Phạn, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những loại chữ viết riêng của mình là: Chữ Chăm cổ, chữ Khơme cổ, chữ Xiêm cổ…

- Từ chữ Hán của Trung Quốc, cư dân Đại Việt đã tạo ra chữ Nôm.

- Việc sáng tạo ra chữ viết của cư dân Đông Nam Á không phải là sự bắt chước giản đơn mà là một quá trình công phu, sáng tạo. Điều đó thể hiện thái độ tiếp thu một cách chủ động, sáng tạo những thành tựu văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ của cư dân Đông Nam Á.

4. Văn học

* Văn học dân gian

- Là một sáng tạo độc đáo của cư dân Đông Nam Á.

- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện “Quả bầu”, “Đẻ đất, đẻ nước”…

- Nội dung: Phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, tình cảm cộng đồng.

- Văn học dân gian chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á.

* Văn học viết

- Xuất hiện khá muộn nhưng lại phát triển nhanh chóng và là dòng văn học chính thống.

5. Nghệ thuật 

- Nghệ thuật Đông Nam Á rất đặc sắc, độc đáo, “vừa thống nhất vừa đa dạng”.

- Hát – múa dân gian rất được ưa chuộng và thể hiện tính cộng đồng sâu sắc.

- Kiến trúc:

+ Có hai loại hình kiến trúc tiêu biểu là kiến trúc Hindu giáo và kiến trúc Phật giáo.

+ Đặc điểm: Chịu ảnh hưởng của tôn giáo và là sự tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo kiến trúc của người Ấn Độ.

 

 

 

 

Documents:

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
    Top