Gới thiệu môn học: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (History of World Civilization)
A A+
Gới thiệu môn học: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (History of World Civilization)

1. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên học phần: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI (History of World Civilization)

1.2. Mã học phần:  

1.3. Số tín chỉ: 02

1.4. Học phần tiên quyết/học trước/song song:     không

1.5. Bộ môn phụ trách:

1.6. Giảng viên giảng dạy: Các giảng viên Bộ môn Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử

 

2. HỌC LIỆU

2.1. Giáo trình

            2.1.1. Nguyễn Văn Tận, Hoàng Minh Hoa, Phạm Hồng Việt (1997), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2.1.2. Lê Phụng Hoàng (chủ biên) (1999), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

2.1.3. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2002), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2.1.4. Lương Ninh (chủ biên) (2003), Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2.2. Tài liệu tham khảo bắt buộc

            2.2.1. Fernand Braudel (2003), Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2.2.2. Crane Brinton, John Christopher, Robert Lee Wolff, (Nguyễn Văn Lượng dịch) (2004), Lịch sử phát triển văn hóa văn minh nhân loại, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

2.2.3. Samuel Hungtington (2005) (sách dịch), Sự va chạm của các nền văn minh, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

2.3. Tài liệu tham khảo tự chọn

2.3.1. Will Durant, Nguyễn Hiến Lê (dịch) (2000), Lịch sử văn minh Ấn Độ, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

            2.3.2. Will Durant, Nguyễn Hiến Lê (dịch) (2000), Lịch sử văn minh Trung Quốc, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội

            2.3.3. Will Durant, Nguyễn Hiến Lê (dịch) (2000), Lịch sử văn minh Ả rập, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

2.3.4. Nhiều tác giả (1999), Almanach: Những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

2.3.5. Will Durant, Huỳnh Ngọc Chiến (dịch) (2014), Di sản phương Đông, NXB Hồng Đức, Hà Nội.         

2.4. Website

2.4.1. https://www.youtube.com/watch?v=BsDFQ0kFiLk

2.4.2. https://www.youtube.com/watch?v=VaKQHpqnRMA

2.4.3. https://www.youtube.com/watch?v=OsrULGvGNuc

3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

            MT1: Học phần trang bị những tri thức tổng quát về lịch sử văn minh thế giới: khải niệm “văn hóa” và “văn minh”; cơ sở hình thành, những thành tựu cơ bản của văn minh phương Đông thời cổ trung đại, văn minh phương Tây thời cổ đại, văn minh Tây Âu thời trung đại, văn minh thế giới thời cận đại và hiện đại, những vấn đề đặt ra của lịch sử văn minh thế giới.

           MT2: Vận dụng những tri thức đã học để có ý thức tốt hơn trong việc trân trọng, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa quốc gia và thế giới; giải quyết tốt những vấn đề của khoa học chuyên ngành và những vấn đề trong cuộc sống.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN:

4.1: Hình thành, bồi đắp được những phẩm chất: yêu thiên nhiên, niềm tin vào học sinh, yêu nghề, trung thực, trách nhiệm, ý thức tự học và tự nghiên cứu suốt đời.

4.2: Nắm vững, hiểu, vận dụng được những tri thức tổng quát về văn minh thế giới vào việc học tập, nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành.

4.3: Rèn luyện được năng lực tư duy phản biện: có tư duy độc lập, phân tích và đánh giá được thông tin, lập luận phản bác có cơ sở khoa học đối với một nhận định khác.

4.4: Vận dụng được tri thức tổng quát về lịch sử văn minh thế giới vào đời sống: xác định được mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và thái độ giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội; thiết kế, tổ chức được các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa xã hội, nhà trường, công sở

NỘI DUNG CHI TIẾT

Chương 1: Những vấn đề chung về lịch sử văn minh thế giới

1.1. Các khái niệm cơ bản (1,5 Tiết =1 LT + 0,5 TL)

- Văn hóa

- Văn minh

1.2. Phân kì lịch sử văn minh thế giới (0,5 tiết = 0,5 LT+ 0 TL)

- Văn minh thế giới trước phát kiến địa lí

- Văn minh thế giới sau phát kiến địa lí

Chương 2: Văn minh phương Đông thời cổ - trung đại

2.1. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà thời cổ đại (1 Tiết =1 LT + 0 TL)

- Cơ sở hình thành

+ Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà

+ Cư dân

+ Tiến trình lịch sử

- Những thành tựu tiêu biểu

+ Chữ viết

+ Văn học

+ Kiến trúc – Điêu khắc

+ Khoa học tự nhiên

+ Luật pháp

2.2. Văn minh Trung Quốc thời cổ - trung đại (2,5 Tiết = 2 LT + 0,5 TL)

- Cơ sở hình thành

+ Điều kiện tự nhiên

+ Cư dân

+ Tiến trình lịch sử

- Những thành tựu tiêu biểu

+ Chữ viết

+ Văn học

+ Sử học

+ Khoa học tự nhiên

+ Bốn phát minh lớn về kĩ thuật

+ Tư tưởng – Tôn giáo

2.3. Văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại

- Cơ sở hình thành

+ Điều kiện tự nhiên

+ Cư dân

+ Tiến trình lịch sử

- Những thành tựu tiêu biểu

+ Chữ viết

+ Văn học

+ Kiến trúc – Điêu khắc

+ Khoa học tự nhiên

+ Tôn giáo

2.4. Văn minh Ả rập thời trung đại

- Cơ sở hình thành

+ Điều kiện tự nhiên

+ Cư dân

+ Tiến trình lịch sử

- Những thành tựu tiêu biểu

+ Tôn giáo

+ Văn học - Nghệ thuật

+ Khoa học tự nhiên

2.5. Văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại

- Cơ sở hình thành

+ Điều kiện tự nhiên

+ Sự phát triển của nghề luyện kim

+ Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ - Trung Hoa

+ Tiến trình lịch sử

- Những thành tựu tiêu biểu

+ Tín ngưỡng – Tôn giáo

+ Lễ hội

+ Chữ viết – Văn học

+ Kiến trúc – Điêu khắc

Chương 3: Văn minh phương Tây thời cổ - trung đại

3.1. Văn minh Hi Lạp thời cổ đại

- Cơ sở hình thành

+ Điều kiện tự nhiên

+ Cư dân

+ Tiến trình lịch sử

- Những thành tựu tiêu biểu

+ Chữ viết – Văn học

+ Sử học

+ Kiến trúc – Điêu khắc

+ Khoa học tự nhiên

+ Triết học

+ Luật pháp

3.2. Văn minh La Mã thời cổ đại

- Cơ sở hình thành

+ Điều kiện tự nhiên

+ Cư dân

+ Tiến trình lịch sử

- Những thành tựu tiêu biểu

+ Chữ viết – Văn học

+ Sử học

+ Kiến trúc – Điêu khắc

+ Khoa học tự nhiên

+ Triết học

+ Luật pháp

+ Tôn giáo

3.3. Văn minh Tây Âu thời trung đại

- Văn minh Tây Âu thời sơ kì và trung kì trung đại

+ Điều kiện lịch sử (sự hình thành và phát triển chế độ phong kiến, vai trò của Giáo hội La Mã, thành thị ra đời)

+ Thành tựu: văn hóa, giáo dục, tư tưởng

- Văn minh Tây Âu thời hậu kì trung đại

+ Điều kiện lịch sử (sự xuất hiện quan hệ tư bản chủ nghĩa, phong trào Văn hóa Phục hưng, cải cách tôn giáo)

+ Thành tựu: Văn học, Nghệ thuật, Khoa học tự nhiên, Triết học, Tôn giáo, Kĩ thuật

3.4. So sánh hai khu vực văn minh phương Đông và phương Tây thời cổ - trung đại

- Cơ sở hình thành

+ Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông (sông ngòi, đất đai …)

+ Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây (biển, cảng biển, khoáng sản, …)

- Những đặc trưng

+ Tính cụ thể - Tính khái quát (Văn minh phương Đông bao gồm nhiều thành tựu, tri thức cụ thể, nhưng văn minh phương Tây đạt đến trình độ khái quát hóa cao hơn)

+ Tính nền tảng – Tính tiếp nối, kế thừa (Văn minh phương Đông mang tính tiên phong, tạo ra nền tảng, từ đó người phương Tây học hỏi, tiếp nối, kế thừa, phát huy)

Chương 4. Văn minh thế giới thời cận đại

4.1. Cơ sở hình thành

- Kết quả của các cuộc phát kiến địa lí

+ tạo ra thị trường rộng lớn, đem lại khả năng mới cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới

+ Hoạt động thương mại nhộn nhịp, hình thành những tuyến đường thương mại kết nối các châu lục

+ làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân

- Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản

+ Những cuộc cách mạng tư sản bùng nổ ở Hà Lan, Anh, Bắc Mĩ, Pháp à tạo điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh

+ Tạo tiền đề chính trị cho nhân loại bước sang nền văn minh mới

- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

+ Những thành tựu về cải tiến kĩ thuật, đặc biệt trong ngành dệt à thúc đẩy các lĩnh vực khác cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động

4.2. Những thành tựu chủ yếu

- Cách mạng công nghiệp

+ Thành tựu:

+ Những quy tắc cơ bản của nền sản xuất công nghiệp

+ Hệ quả xã hội của sự ra đời văn minh công nghiệp

- Những phát minh lớn về khoa học kĩ thuật

+ Khoa học

+ Kĩ thuật

- Văn học – Nghệ thuật

+ Văn học

+ Nghệ thuật

- Triết học Ánh sáng và Chủ nghĩa xã hội không tưởng

+ Triết học Ánh sáng

+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng

Chương 5: Văn minh thế giới thời hiện đại

5.1. Bối cảnh lịch sử

- Sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội

+ Cách mạng tháng Mười Nga 1917

+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô

- Những cuộc chiến tranh lớn trên thế giới

+ CTTG I và CTTG II, những cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn

+ Sự phá hủy của chiến tranh

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

5.2. Những thành tựu chủ yếu

- Cách mạng Khoa học và Công nghệ

+ Thành tựu

+ Tác động

- Toàn cầu hóa và Khu vực hóa

+ Khái niệm

+ Biểu hiện

+ Tác động

Chương 6: Những vấn đề đặt ra của lịch sử văn minh thế giới

6.1. Vấn đề bảo tồn di sản

- Biến đổi khí hậu và bảo tồn di sản

+ Khái niệm “biến đổi khí hậu”; nguyên nhân và biểu hiện

+ Tác động của biến đổi khí hậu với công tác bảo tồn di sản

- Ứng xử của con người với di sản

+ Thái độ và hành động tích cực

+ Thái độ và hành động chưa phù hợp

+ Ý nghĩa của việc thay đổi cách ứng xử của con người với di sản

6.2. Chiến tranh, xung đột tôn giáo và xung đột sắc tộc

- Sự hủy hoại của chiến tranh

+ Biểu hiện

+ Tác động

- Xung đột tôn giáo và xung đột sắc tộc

+ Nguyên nhân và biểu hiện

+ Tác động của xung đột tôn giáo và xung đột sắc tộc với văn minh thế giới

6.3. Văn minh hiện đại và những giá trị nhân văn bền vững

- Mặt trái của việc sử dụng những phát minh khoa học kĩ thuật

+ Tác động tới môi trường

+ Tác động tới những giá trị nhân văn

- Vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

+ Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

+ Phát triển bền vững

- Sự phân hóa giàu nghèo

+ Biểu hiện

+ Tác động

Documents:

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
    Top