Địa bạ bị lãng quên, Khẩn cấp, khẩn cấp lắm!!!
A A+
Địa bạ bị lãng quên, Khẩn cấp, khẩn cấp lắm!!!

Bài của Nguyễn Anh http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2008/4/149186/ 

 

  • Cuộc “phiêu lưu” của bộ địa bạ cổ

 

 

 

Dong lai

 Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu và những tác phẩm tâm huyết

Những năm giữa thế kỷ trước, do hoàn cảnh chiến tranh, bộ địa bạ “gần như bị bỏ quên” trong Tàng Thư Lâu ở kinh thành Huế. Năm 1959, cùng với nhiều tài liệu khác của triều đình, bộ địa bạ được đưa lên Đà Lạt để bảo quản. Theo giáo sư Trần Văn Giàu, thì “đến tháng 3-1975, văn khố hoàng triều được đưa vội vã về Sài Gòn”. Ngày 30-4-1975 người ta tìm thấy bộ địa bạ trong hầm Dinh Độc Lập.

Một trong những người đầu tiên tiếp xúc với bộ địa bạ này là nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu. Ông nhớ lại: “Châu bản có bút phê của nhà vua đã bị mất mát rất nhiều. Nhưng riêng bộ địa bạ có lẽ vì nó quá đồ sộ và cũng khô khan nên may mắn còn lại gần như nguyên vẹn”.

Bộ địa bạ được giữ tại thành phố Hồ Chí Minh một thời gian khá dài. Ông Nguyễn Đình Đầu cho biết: “Các nhà khoa học Nhật Bản đánh giá rất cao tài liệu này của Việt Nam. Họ đã đề nghị ủng hộ TPHCM 8 triệu USD để xây dựng một thư viện giấy bản bảo quản bộ địa bạ”.

 Sau một thời gian nằm dưới hầm của Dinh Thống Nhất, bộ địa bạ được đưa về Trung tâm Lưu trữ quốc gia (17 Lê Duẩn, quận I, TPHCM). Đến năm 1991 bộ địa bạ được chuyển ra Hà Nội.

  •  “Giải mã” những tấc đất xưa

Là một nhà khoa học nhiều kinh nghiệm và từng là nhà quản lý kinh tế, ông Nguyễn Đình Đầu sớm nhận ra những giá trị đặc biệt của bộ địa bạ. Từ ngày nước nhà thống nhất đến nay, ông dành phần lớn thời gian cho việc dịch, biên soạn sách địa bạ dựa trên bộ tư liệu quý này. Tuy nhiên công việc đối với ông không hề dễ dàng. Số địa bạ còn giữ lại được là 16.000 cuốn (trong tổng số khoảng 18.000 cuốn địa bạ đã được viết), gồm hơn 1 triệu trang giấy bản viết tay bằng chữ Hán và chữ Nôm với thủ bút của khoảng… 16.000 người khác nhau.

Ông phải tìm hiểu lịch sử từng địa danh ghi trong địa bạ, “kết nối” nó với các tài liệu địa chí có trước triều Nguyễn. Sau đó, lại “kết nối” các địa danh đó với tên làng, xã, huyện… hiện nay mới có thể hiểu được.

Các địa bạ đều ghi chép vị trí của các làng xã. Ví dụ xã Đông Xuyên, thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên, địa bạ ghi: “Đông giáp xã Phú Lương, xã Phú Ngạn, lòng khe làm giới. Tây giáp xã La Vân Hạ, xã Hạ Lang (tổng Hạ Lang), xã Mỹ Xá. Nam giáp xã Phú Ngạn, có cột đá làm giới. Bắc giáp xã Hạ Lang (tổng Hạ Lang) có cột đá làm giới”.

Để xác định những ranh giới cổ như vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã bỏ rất nhiều công phu sưu tầm bản đồ. Hiện ông có hàng ngàn tấm bản đồ cổ và trở thành… người có nhiều bản đồ cổ nhất Việt Nam.

Địa bạ ghi chép theo đơn vị đo thời xưa, khiến cho công việc nghiên cứu càng khó khăn. Địa bạ nhà Nguyễn áp dụng thước đo đất đai của triều Lê, theo đó có mẫu, sào, thước, tấc, phân, ly, hào, hốt, ti, vi.  1 vi là 00000326393m2. Ông Nguyễn Đình Đầu nói: “Chỉ riêng việc nghiên cứu chuyển đổi diện tích từ đơn vị đo đất thời xưa sang hệ mét thời nay đã mất hàng năm trời”.

  • Phát hiện kỳ thú

Tính tới nay, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã xuất bản được 16 cuốn địa bạ từ Hà Tiên ra đến Huế. Các cuốn sách này tổng hợp những tư liệu của tác giả, từ các loại bản đồ xưa và nay, tư liệu trước và sau thời điểm địa bạ ra đời, phần dịch địa bạ thời Gia Long.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã đưa ra những kết luận rất thú vị về việc sử dụng đất đai của người Việt Nam xưa, được những nhà chuyên môn như giáo sư Trần Văn Giàu đánh giá rất cao. Điển hình là việc ông Nguyễn Đình Đầu phát hiện ra tỉnh Bình Định có hai lần làm địa bạ.

Số là triều Nguyễn phát hiện thấy Bình Định có đất tư nhiều nhất nước (tỉnh này chỉ có 7.000 mẫu công điền trong khi tư điền là 70.000 mẫu). Triều Nguyễn đã cắt một nửa diện tích tư điền Bình Định sung làm công điền và tiến hành viết lại địa bạ. Ông cũng phát hiện các quan lại thời Gia Long có rất ít ruộng đất, họ chủ yếu sống bằng lúa thu từ ruộng lộc điền như một loại lương. Trong 368 quan lại và tổng lý của huyện Bình Dương (nay là địa bàn TPHCM), 74% là không có đất tư, chỉ 9 người sở hữu trên 10 mẫu ruộng. Tại xã Đông Xuyên (Thừa Thiên-Huế) công điền có hơn 179 mẫu 5 sào trong khi quan điền chỉ có 9 mẫu 7 sào.

Những phát hiện khoa học là động lực lớn giúp nhà nghiên cứu lão thành vượt qua những “ngọn núi” khó khăn trong khi “giải mã” ruộng đất xưa. Năm 2005, cụm tác phẩm Nghiên cứu địa bạ và ruộng đất triều Nguyễn thuộc Nam kỳ lục tỉnh gồm 8 quyển của ông đã được UBND TPHCM trao Giải thưởng Trần Văn Giàu. Nhà nghiên cứu 88 tuổi cho biết: “Tôi đã hoàn thành bản thảo địa bạ các làng xã ra đến Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tôi đang tiếp tục viết địa bạ các tỉnh miền núi phía Bắc”. 

Phải mất từ năm 1805 đến năm 1839, công việc soạn địa bạ toàn quốc gia mới hoàn tất. Kết quả thật khổng lồ: 16.000 cuốn địa bạ về 16.000 làng xã Việt Nam đã ra đời.


Gửi lúc: 7:6:18 3/7/2009
Views: 2527 - Like: 0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top