China's grand strategy (Đại chiến lược của Trung Quốc)
A A+
China's grand strategy (Đại chiến lược của Trung Quốc)

Posted By Daniel Blumenthal

Robert Kaplan has written an excellent, thought-provoking piece in Foreign Affairs. He argues that China's insatiable demand for energy and natural resources is driving its strategic policy, as it expands its military reach and influence both on continental as well as in maritime Asia. It is not that China has a master plan for world domination, rather, like all rising powers, (nineteenth-century America included) the logic of its growth requires it to play a greater international role.

To its west China is strengthening its grip on Xinjiang and Tibet. Soon it will complete two major pipelines extending from Central Asia to Xinjiang. In Tibet it is building roads and railroads to extract resources, pacify the restive population, and keep it out of Indian hands.  China is marching southward as well, as it increases control over Burma, which may provide Beijing with a port and maritime access to the Bay of Bengal. And it is trying, as Kaplan says, to "divide and conquer" other ASEAN states, who, in response to American inattention, are beginning to team up in opposition to China's influence. According to Kaplan, Beijing's main objective on the Korean peninsula is to help North Korea develop into a more "modern authoritarian" state, so that it remains a buffer against U.S.-allied South Korea. Even so, Kaplan writes, China would not necessarily be opposed to a unified Korea that, for economic reasons, would be a part of "Greater China's" sphere, and eventually lead to the removal of American troops from South Korea.

 

According to Kaplan, as China looks to the seas along its eastern seaboard, it feels contained.  South Korea, Japan, Taiwan, the Philippines, Indonesia, and Australia are all, to varying degrees, U.S. allies unwilling to acquiesce in a Chinese breakout into the Pacific Ocean. China is trying to get out of this box by building up its submarine fleet and conventional cruise and ballistic missile force. In the end, according to Kaplan, Taiwan is the key to China's naval breakout. Control of Taiwan would allow China to project power beyond the "first island" chain.

To its south, China strives for control of the South China Sea, both because it is a gateway to the Indian Ocean and because it is rich in natural resources. To that end, China has built a major naval base on Hainan Island in the South China Sea. Hainan Island could allow the Chinese navy unimpeded access to the seas' major chokepoints.

While Kaplan's assessment of China's geostrategy sounds about right to me, it has also done its job in provoking some thoughts. I will offer three thoughts:

First, I do not agree that China can accomplish its continental consolidation through demographic efforts -- populating Tibet, Xinjiang, the Russian Far East -- or commercial relations alone. To do what Kaplan argues Beijing is trying -- consolidate its land borders, extend its reach in Central Asia and Burma and Korea -- China will also need to develop expeditionary land forces. Why? To respond to terrorist attacks, to prepare for a possible border war with India, and to advance its goals on the Korean peninsula in case of collapse and chaos in the North.

Second, Kaplan seems to endorse the "Garret plan" that is making its way around the Pentagon, a plan which, in the context of America's regional political objectives, seems wrongheaded. The basic idea is to "do away with master bases" in Japan and South Korea and instead strengthen the U.S. presence in Oceania -- on Guam and the Caroline, Northern Mariana, Solomon, and Marshal islands -- while at the same time vastly expanding America's naval presence in the Indian Ocean. This strategy would require Washington to upgrade defense relations with India-to use some of its outer islands-well as with Brunei, Malaysia, and Singapore. The U.S. navy would still cooperate with the Japanese maritime self-defense force as well. This plan, according to Kaplan, would be less provocative to China while at the same time still allow the United States to play something more than the role of offshore balancer.

There are a number of problems with this plan. It is not clear that some of the countries that we would need for the plan to work would cooperate, especially after we pulled out of Japan and South Korea. A withdrawal from the "master bases" would be seen as a waning U.S. commitment to its allies. And, while it is true that the "first island chain" is becoming less defensible, it is not too late to take prudent steps to reverse this dangerous trend. We have not yet hardened air bases in Japan, stepped up efforts at missile defense, or sought better options for countering China's missile force (How about the deployment by Japan of cruise and ballistic missiles along the Ryukus to target Chinese launchers?). 

Third, Kaplan's emphasis on the importance of Taiwan for geostrategy, rather than for geopolitics, is debatable. Taiwan would provide China with modern ports and China could extend its maritime surveillance capabilities. But unless we develop adequate defenses, China's missiles forces will render U.S. military activity in the first island chain too costly whether China possesses Taiwan or not.  

While Mahanians in and out of China would argue that acquiring more territory would extend China's maritime reach, analysts focused on China's missile forces would disagree. With better precision guided capability and longer ranges, China missile force may, over time, give the People's Liberation Army air superiority over the first island chain, as well as allow it to target any surface ship approaching China from the Western Pacific. We still could take steps (hardening bases, seeking new bases, deploying better missile defenses, investing in more submarines and stealthy long range fighter-aircraft and bombers) that would make operations in the first island chain less risky, but if current trends continue, China will not need Taiwan to project power into the Pacific. 

From a geostrategic perspective, Taiwan would only be important if we decided to use it to counter China's missile or submarine force. But we are not doing that now nor are we likely to in the future. Since we are decidedly not using Taiwan as our "unsinkable aircraft carrier," China does not need to consider it a barrier to its current military planning. Taiwan's geographic importance to China may be overstated. 

That brings me back to broad U.S. objectives. Taiwan's importance is the same as the importance of our Japanese, South Korean, and Philippine allies -- more geopolitical than geostrategic. These countries have embraced the international system that the United States created and defended after World War II. They are democratic states with free market economies that all want to be part of what used to be called the "West," the worldwide club of modern, advanced industrial democracies. Washington's interests are better served when economically vibrant democracies are free from the control of other great powers - this better ensures that the international system remains hospitable to us.

In my opinion, for geopolitical as well as geostrategic reasons, the United States military should maintain a (more defendable) presence on the territory of as many U.S. Asian allies as welcome it, at least until all can be assured that China will be a responsible and democratic great power, uninterested in creating its own exclusive economic or military spheres. That means we need to work harder to help our allies build capabilities that help frustrate China's military plans rather than pulling back and relying mostly on offshore bases.

Source: http://shadow.foreignpolicy.com/posts/2010/04/29/china_s_grand_strategy

BẢN DỊCH:

Ông Robert Kaplan đã viết một bài xuất sắc, có ý khiêu khích đăng trên Foreign Affairs. Ông lập luận rằng nhu cầu không thể thỏa mãn của Trung Quốc về năng lượng và tài nguyên thiên nhiên đang tạo nên chính sách chiến lược của họ, như việc mở rộng sự tiếp cận quân sự và ảnh hưởng của Trung Quốc lên cả đất liền lẫn trên biển ở Châu Á. Không phải Trung Quốc có một kế hoạch tổng thể nhằm thống trị thế giới, thay vào đó, như tất cả các cường quốc đang lên, (gồm cả Mỹ hồi thế kỷ 19) logic của sự tăng trưởng đòi hỏi nước này đóng một vai trò quốc tế lớn hơn.

Ở phía Tây, Trung Quốc tăng cường kềm kẹp Tân Cương và Tây Tạng. Chẳng bao lâu nữa, họ sẽ hoàn thành hai đường ống dẫn dầu chính kéo dài từ Trung Á đến Tân Cương. Ở Tây Tạng họ đang xây dựng các đường giao thông và đường sắt để lấy tài nguyên, bình định đám dân cứng cổ, và giữ không rơi vào tay Ấn Độ.

Trung Quốc cũng đang hành quân về phía nam như, gia tăng sự kiểm soát Miến Điện, điều này có thể cung cấp cho Bắc Kinh một hải cảng và việc sử dụng hàng hải ở vịnh Bengal. Và họ đang cố gắng, như ông Kaplan nói, “chia để trị” các nước ASEAN khác, những nước hưởng ứng sự lơ là của Mỹ, đang bắt đầu họp lại thành nhóm đối lập với ảnh hưởng của Trung Quốc.

Theo ông Kaplan, mục đích chính của Bắc Kinh ở bán đảo Triều Tiên là giúp Bắc Hàn phát triển thành một nhà nước “độc tài hiện đại” hơn, để Bắc Hàn vẫn là đối thủ chống lại Nam Hàn – liên minh của Mỹ. Dù vậy, ông Kaplan viết, Trung Quốc không nhất thiết phản đối một Triều Tiên thống nhất, vì lý do kinh tế, sẽ là một phần của tầm ảnh hưởng của “Trung Quốc lớn mạnh”, và cuối cùng dẫn đến việc loại bỏ quân đội Mỹ ở Nam Hàn.

Theo ông Kaplan, khi Trung Quốc trông về vùng biển dọc bờ biển phía Đông, họ cảm thấy bị bao vây. Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Indonesia, và Úc là tất cả, ở các mức độ khác nhau, các đồng minh của Mỹ không chấp nhận sự đột phá của Trung Quốc vào Thái Bình Dương. Trung Quốc đang cố gắng để thoát ra ra khỏi cái hộp này bằng việc gia tăng hạm đội tàu ngầm và hành trình thường lệ với sức mạnh tên lửa đạn đạo. Cuối cùng, theo ông Kaplan, Đài Loan là chìa khóa để hải quân Trung Quốc vượt rào. Kiểm soát Đài Loan sẽ cho phép Trung Quốc phô trương sức mạnh vượt ra khỏi chuỗi “đảo đầu tiên” (1).

Ở phía nam, Trung Quốc cố gắng kiểm soát Biển Đông, với hai lý do, thứ nhất đó là cửa ngõ vào Ấn Độ Dương và thứ hai là đó là vùng biển này rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Để đạt được mục đích đó, Trung Quốc đã xây một căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam tại Biển Đông. Đảo Hải Nam có thể cho phép hải quân Trung Quốc không bị cản trở khi đi vào các vùng trở ngại chính trên biển.

Trong khi đánh giá của ông Kaplan về địa chiến lược của Trung Quốc nghe có lý đối với tôi, Trung Quốc cũng đã thực hiện công việc của mình với vài ý khiêu khích. Tôi sẽ cung cấp ba ý nghĩ:

Trước tiên, tôi không đồng ý rằng Trung Quốc có thể đạt được việc củng cố lục địa của họ qua nỗ lực dân số – dân số Tây Tạng, Tân Cương, người Nga ở Viễn Đông – hoặc chỉ riêng các mối quan hệ thương mại. Để làm được điều ông Kaplan đưa ra, rằng Bắc Kinh đang cố gắng – củng cố biên giới đất liền của họ, mở rộng việc vươn tới Trung Á, Miến Điện và Nam Hàn – Trung Quốc cũng cần phải phát triển lực lượng đất đai viễn chinh. Tại sao? Để đáp trả các cuộc tấn công khủng bố, để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh biên giới có thể xảy ra với Ấn Độ, và để nâng các mục tiêu trên bán đảo Triều Tiên trong trường hợp sụp đổ và hỗn loạn [xảy ra]  ở miền Bắc.

Thứ hai, ông Kaplan dường như xác nhận “kế hoạch của Garret”, đó là tìm cách đi vòng quanh Lầu Năm Góc, một kế hoạch mà trong bối cảnh các mục tiêu chính trị khu vực của Mỹ có vẻ như ương ngạnh. Ý kiến cơ bản là “bỏ các căn cứ chủ chốt” ở Nhật Bản và Nam Hàn và thay vào đó, tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Châu Đại Dương (2) – đảo Guam và Caroline, Bắc Mariana, Solomon, và các đảo Marshal – trong khi cùng lúc mở rộng sự hiện diện bao la của hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương. Chiến lược này đòi hỏi Washington phải nâng cấp quan hệ quốc phòng với Ấn Độ – để sử dụng một số hòn đảo bên ngoài của họ, cũng như với Brunei, Malaysia, và Singapore. Hải quân Hoa Kỳ vẫn sẽ hợp tác với lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản. Kế hoạch này, theo ông Kaplan, sẽ ít khiêu khích Trung Quốc trong khi cùng lúc vẫn cho phép Hoa Kỳ có cái gì đó để chơi, hơn là vai trò của một nước giữ cân bằng ngoài khơi.

Kế hoạch này gặp một số trở ngại. Không rõ liệu các nước mà chúng ta cần cho kế hoạch làm việc sẽ hợp tác [với chúng ta không], đặc biệt là sau khi chúng ta rút ra khỏi Nhật Bản và Nam Hàn. Việc rút khỏi các “căn cứ chính” được xem như là cam kết của Hoa Kỳ đã không còn đối với các đồng minh của mình. Và trong khi đúng là “chuỗi đảo thứ nhất” ngày càng ít phòng thủ hơn, không phải là quá muộn để thực hiện các bước cẩn trọng nhằm đảo ngược tình thế nguy hiểm này. Chúng ta vẫn chưa cứng rắn với các căn cứ không quân ở Nhật Bản, đẩy mạnh các nỗ lực phòng thủ tên lửa, hoặc tìm các lựa chọn tốt hơn trong việc chống lại lực lượng tên lửa của Trung Quốc (Việc triển khai tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của Nhật dọc theo Ryukus (3) nhắm tới các giàn phóng của Trung Quốc thì sao?)

Thứ ba, ông Kaplan nhấn mạnh tầm quan trọng của Đài Loan về vị trí địa chiến lược, thay vì địa chính trị, là [điểm cần] tranh cãi. Đài Loan sẽ cung cấp cho Trung Quốc các cảng hiện đại và Trung Quốc có thể mở rộng khả năng giám sát hàng hải của mình. Nhưng trừ khi chúng ta phát triển hệ thống phòng thủ thích hợp, tên lửa của Trung Quốc sẽ làm cho hoạt động quân sự Hoa Kỳ quá tốn kém tại chuỗi đảo thứ nhất, cho dù Trung Quốc có sở hữu Đài Loan hay không.

Trong khi những người Mahanians (4) trong và ngoài Trung Quốc sẽ tranh luận rằng có được thêm lãnh thổ sẽ mở rộng tiếp cận hàng hải của Trung Quốc, các nhà phân tích tập trung vào sức mạnh tên lửa của Trung Quốc sẽ không đồng ý. Với khả năng hướng dẫn chính xác hơn và ở tầm xa hơn, sức mạnh tên lửa của Trung Quốc có thể, qua thời gian, sẽ cung cấp cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (5) tính ưu việt của không lực trên chuỗi đảo thứ nhất, cũng như cho phép họ nhắm vào bất kỳ con tàu nào nổi trên mặt nước hướng về Trung Quốc từ phía Tây Thái Bình Dương.

Chúng ta vẫn có thể thực hiện các bước (các căn cứ khó bị tấn công, tìm kiếm các căn cứ mới, triển khai tên lửa phòng thủ tốt hơn, đầu tư nhiều hơn vào tàu ngầm và máy bay chiến đấu tàng hình tầm xa và máy bay ném bom) sẽ làm cho các hoạt động trong chuỗi đảo thứ nhất ít rủi ro hơn, nhưng nếu các khuynh hướng hiện tại vẫn tiếp tục, Trung Quốc sẽ không cần Đài Loan để phô trương sức mạnh ở Thái Bình Dương.

Từ quan điểm địa chiến lược, Đài Loan chỉ quan trọng nếu chúng ta quyết định sử dụng nước này để chặn và đánh trả tên lửa của Trung Quốc hoặc lực lượng tàu ngầm. Nhưng chúng ta không làm điều đó bây giờ không có nghĩa là chúng ta không có khả năng thực hiện trong tương lai. Vì chúng ta quyết định không sử dụng Đài Loan như “tàu sân bay nổi” của chúng ta, Trung Quốc không cần phải xem xét nó như một rào cản đối với kế hoạch quân sự hiện tại của họ. Vị trí địa lý quan trọng của Đài Loan đối với Trung Quốc có thể bị thổi phồng.

Điều đó đưa tôi trở lại mục tiêu rộng lớn của Hoa Kỳ. Tầm quan trọng của Đài Loan cũng giống như tầm quan trọng của các đồng minh của chúng ta: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine – quan trọng về địa chính trị hơn là địa chiến lược. Những nước này đã nhận hệ thống quốc tế mà Hoa Kỳ đã tạo ra và bảo vệ sau Đệ nhị Thế chiến. Đây là những nước dân chủ với nền kinh tế thị trường tự do mà tất cả [các nước này] muốn là một phần của những gì đã từng được gọi là “phương Tây”, câu lạc bộ hiện đại trên thế giới, nền dân chủ công nghiệp tiên tiến. Lợi ích của Washington được phục vụ tốt hơn khi nền dân chủ mạnh mẽ được tự do, không bị các cường quốc khác kiểm soát -  Điều này bảo đảm hệ thống quốc tế vẫn chào đón chúng ta.

Theo tôi, về lý do địa chính trị cũng như địa chiến lược, quân đội Hoa Kỳ nên duy trì sự hiện diện (phòng thủ hơn) ở lãnh thổ của nhiều đồng minh Hoa Kỳ ở châu Á mà Hoa Kỳ được chào đón, ít nhất là cho đến khi mọi thứ có thể bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ là một cường quốc có trách nhiệm và dân chủ, không quan tâm đến việc tạo ra đặc quyền kinh tế riêng hoặc tạo ra phạm vi ảnh hưởng về kinh tế hay quân sự. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải làm việc nhiều hơn để giúp các đồng minh của chúng ta xây dựng khả năng nhằm phản đối các kế hoạch quân sự của Trung Quốc hơn là siết lại và chủ yếu dựa vào các căn cứ nước ngoài.

Người dịch: Ngọc Thu

Ghi chú:

(1) First island chain: một dãy đảo trải dài từ Nhật Bản ở phía Bắc tới Đài Loan và Philippines ở phía Nam.

(2) Oceania: tức Châu Đại Dương là một khu vực địa lý, gồm các vùng đất chủ yếu là các hòn đảo nằm trong khu vực Thái Bình Dương và khu cận kề.

(3) Ryukus: tức Ryukyu Islands, là dãy đảo phía Nam Nhật Bản, phía Tây Thái Bình Dương.

(4) Mahanians: những người theo chủ thuyết của ông Alfred Thayer Mahan, ông là một nhà chiến lược, nhấn mạnh tầm quan trong về sức mạnh trên biển.

(5) PLA: Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, gồm có: PLA Ground Force (Lục quân?), PLA Navy (Hải quân) và PLA Air Force (Không quân).


Gửi lúc: 48:41:15 24/4/2011
Views: 2787 - Like: 0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top