CÁC NHÀ GIÁO - NHẠC SĨ TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
Nhận thức rõ vai trò, vị trí, chức năng và tác dụng của hoạt động văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục toàn diện đối với người giáo viên tương lai, Trường ĐHSP Hà Nội đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động, văn hóa, văn nghệ như: tổ chức Hội diễn văn nghệ hằng năm ở cấp khoa và cấp Trường, thi hát dân ca các miền, thi nghiệp vụ sư phạm, thi viết về “những kỷ niệm sâu sắc ở Trường ĐHSP Hà Nội”, thi sáng tác thơ, văn, nhạc, thi người giáo viên thanh lịch,… Chính những hoạt động này đã tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, giáo viên phát huy những năng khiếu nghệ thuật của mình và nhiều cây bút đã trưởng thành từ mái Trường ĐHSP Hà Nội, như: Trọng Bằng, Triều Ân, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Tô Nhuận Vỹ, Ma Văn Kháng, Nghiêm Đa Văn, Lâm Quang Ngọc, Tô Hoàng, Phó Đức Phương, Dương Thụ…
Ngày đăng:04/04/2011,
Lượt xem: 12371
Một giờ với GS.NSND. Trọng Bằng
Trong số 18 Nhà giáo - nhạc sĩ của Trường ĐHSP Hà Nội có người đã trở thành Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, kiêm Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, được phong hàm Giáo sư và Nghệ sĩ Nhân dân như Nhạc sĩ Trọng Bằng - nguyên là sinh viên khoa Văn khóa đầu (1951-1953)
Ngày đăng:02/04/2011,
Lượt xem: 11915
Đại học Sư phạm Hà Nội có 2 cá nhân được vinh danh Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2010
Tối 20-3, lễ tuyên dương và trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2010 cho 10 cá nhân có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc cống hiến cho xã hội, do T.Ư Đoàn và Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam tổ chức, diễn ra tại trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có 2 cá nhân được vinh danh Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2010, đó là: PGS.TSKH Trần Văn Tấn - Giảng viên khoa Toán tin và cựu sinh viên Đào Thu Hương - thủ khoa xuất sắc khoa Tiếng Anh(hiện nay hội viên Hội người mù quận Đống Đa). Cả 2 ứng viên đã được Giải thưởng Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2010.
Ngày đăng:21/03/2011,
Lượt xem: 12156
GS.BS Nguyễn Trinh Cơ và bé Ngọc (Trịnh Ngọc Trình) - Nguyên Bí thư Đoàn trường thời kỳ “Ba sẵn sàng”
Cái tên “bé Ngọc” và Trịnh Ngọc Trình đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng” chống Mỹ, cứu nước. Tuổi trẻ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tự hào có được người đồng chí, người Thầy thực tiễn của phong trào thanh niên. Chương trình giao lưu truyền hình “Tiếp bước Ba sẵn sàng” sắp được diễn ra. HNUE trân trọng giới thiệu bài viết cảm động của Kiều Mai Sơn về kỷ niệm không bao giờ quên của bé Ngọc với GS.BS Nguyễn Trinh Cơ.
Ngày đăng:14/03/2011,
Lượt xem: 25299
Bé Ngọc (Trịnh Ngọc Trình) - Nguyên Bí thư Đoàn trường thời kỳ “Ba sẵn sàng” và GS.BS Nguyễn Trinh Cơ
Cái tên “bé Ngọc” và Trịnh Ngọc Trình đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng” chống Mỹ, cứu nước. Tuổi trẻ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tự hào có được người đồng chí, người Thầy thực tiễn của phong trào thanh niên. Chương trình giao lưu truyền hình “Tiếp bước Ba sẵn sàng” sắp được diễn ra. HNUE trân trọng giới thiệu bài viết cảm động của Kiều Mai Sơn về kỷ niệm không bao giờ quên của bé Ngọc với GS.BS Nguyễn Trinh Cơ.
Ngày đăng:14/03/2011,
Lượt xem: 18062
Học giả Đặng Thai Mai với khoa học xã hội sử Trung Quốc
Cách đây gần 20 năm, cuốn sách Xã hội sử Trung Quốc của học giả Đặng Thai Mai được xuất bản. HNUE xin giới thiệu bài viết của Giáo sư Nguyễn Đình Chú với mục đích cung cấp thêm thông tin cho độc giả về nhà khoa học lớn của Việt Nam. Theo Nguyễn Đình Chú: Học giả Đặng Thai Mai là một người có vai trò tiên phong đặt nền móng cho Trung Quốc học của Việt Nam với một tư thế vững chãi... Những thành tựu về Trung Quốc học trong sách Xã hội sử Trung Quốc là rất quý báu. Nhưng thiết tưởng muốn biết thế nào là trình độ Trung Quốc học của học giả Đặng Thai Mai, theo ý của người học trò nhỏ này của ông, thì phải đọc vào cuốn sách Xã hội sử Trung Quốc.
Ngày đăng:27/02/2011,
Lượt xem: 11980
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với Giải thưởng Hồ Chí Minh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tự hào có nhiều nhà khoa học, nhà thơ, nhà phê bình, lý luận văn học nổi tiếng - những người đã từng là giáo sư, cán bộ khoa học, sinh viên có thời gian công tác và học tập tại Trường kể từ những ngày đầu khai mở nền móng của ngành sư phạm và nền đại học Việt Nam - được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu vắn tắt tên công trình, cụm công trình của các tác giả đạt Giải thưởng. Các bài chi tiết hơn sẽ tiếp tục được giới thiệu.
Ngày đăng:29/01/2011,
Lượt xem: 12050
Nhớ NGƯT Phạm Đăng Dư - Tấm gương mẫu mực của Người Cán bộ Đoàn Thanh niên
Trong suốt hơn 30 năm qua, vừa với cương vị là Thủ lĩnh Đoàn, vừa với vai trò là Người cố vấn và đứng đầu sáng lập tổ chức Hội cựu Bí thư Đoàn trường, những cống hiến to lớn của NGƯT Phạm Đăng Dư đối với sự trưởng thành của Đoàn Thanh niên Trường ĐHSP Hà Nội không thể kể hết được trong lúc này. NGƯT Phạm Đăng Dư thực sự là một tấm gương mẫu mực của Người Cán bộ Đoàn Thanh niên. Chúng tôi nguyện noi theo gương Thầy để sống tốt hơn, làm việc tận tụy hơn, cống hiến nhiều hơn và trách nhiệm cao hơn.
Ngày đăng:13/01/2011,
Lượt xem: 15897