A A+
Khoa Toán - Tin
Địa chỉ Nhà C, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại (04) 37547727
Email k.toantin@hnue.edu.vn
Website http://math.hnue.edu.vn
Thành lập 1951

Chức năng nhiệm vụ

  1. Đào tạo giáo viên Toán THPT có trình độ Đại học (từ năm 2006 có cả hệ Cử nhân Toán), đào tạo nâng cấp giáo viên Toán THCS từ trình độ Cao đẳng lên Đại học.
  2. Đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ thuộc các chuyên ngành Toán học và chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Toán.
  3. Giảng dạy Toán cao cấp cho một số khoa trong trường ĐHSPHN.
  4. Nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng của Toán học, Giáo dục Toán học.

Giới thiệu về ban lãnh đạo

Trưởng khoa: GS.TSKH Đỗ Đức Thái, phụ trách chung.
Phó trưởng khoa: TS. Lê Tuấn Anh, phụ trách đào tạo hệ đại học ngoài trường và cơ sở vật chất.
Phó trưởng khoa: TS. Nguyễn Đức Huy, phụ trách đào tạo sau đại học.
Phó trưởng khoa: TS. Trần Quang Vinh, phụ trách đào tạo đại học hệ chính qui.

Cơ cấu tổ chức

Bộ môn Đại số:

Trưởng bộ môn: PGS.TS Dương Quốc Việt; Phó trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Đạt Đăng.

Bộ môn Giải tích:

Trưởng bộ môn: TS. Trần Đình Kế; Phó trưởng bộ môn: TS. Lê Văn Hiện.

Bộ môn Hình học:

Trưởng bộ môn: GS.TSKH Đỗ Đức Thái; Phó trưởng bộ môn: PGS.TS.HDR Trần Văn Tấn.

Bộ môn Lý thuyết hàm:

Trưởng bộ môn: GS.TSKH Lê Mậu Hải; Phó trưởng bộ môn: GS.TS.HDR Nguyễn Quang Diệu.

Bộ môn Phương pháp:

Trưởng bộ môn: GS.TS Bùi Văn Nghị; Phó trưởng bộ môn: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn.

Bộ môn Toán ứng dụng:

Trưởng bộ môn: TS. Trần Quang Vinh; Phó trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Hùng Chính.

Tổ Hành chính:
Tổ trưởng: ThS. Đào Thu Hà.

Đội ngũ cán bộ

Khoa Toán-Tin hiện nay có 71 cán bộ trong biên chế, trong đó có 04 GS (bao gồm 02 GS.TSKH, 01 GS.TS.HDR, 01 GS.TS), 01 PGS.TS.HDR, 07 PGS.TS và 35 TS. Hầu hết các cán bộ trẻ còn lại đều đang làm nghiên cứu sinh tại các trường đại học trong nước và quốc tế.

Phân công nhiệm vụ

I. Bộ môn Đại số

Về công tác đào tạo

Hiện nay Bộ môn Đại số đảm nhận các nhiệm vụ đào tạo sau:

- Giảng dạy các môn Đại số cho sinh viên các hệ Chất lượng cao, Chính qui, Cử tuyển và Cử nhân Toán của Khoa Toán-Tin. Giảng dạy các môn Đại số cho sinh viên các hệ ngoài trường (vừa học vừa làm, từ xa). Đã cập nhật và thay đổi chương trình đào tạo cử nhân (thêm môn cơ sở lý thuyết module), biên soạn các giáo trình mới: Đại số đại cương; Cơ sở lý thuyết số và đa thức; Lý thuyết Galois; Lý thuyết module; Lý thuyết chiều; Đại số sơ cấp.

- Giảng dạy Đại số và Toán Cao cấp cho sinh viên một số khoa khác trong Trường (Công nghệ thông tin, Vật lí, Hóa học, Sư phạm Kĩ thuật).

- Giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên khoa Toán-Tin.

- Đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Đại số và Lý thuyết số (Mã số: 60 46 05). Đã cập nhật chương trình đào tạo Thạc sĩ toán và hiện đang giảng dạy các môn: Cơ sở đại số hiện đại; Đại số  đồng điều; Lý thuyết phạm trù; Cơ sở đại số giao hoán; Lý thuyết chiều; Hình học  đại số; Lý thuyết số; Đại số máy tính.   

- Đào tạo Tiến sĩ Toán học chuyên ngành Đại số và Lý thuyết số.

Trong giai đoạn 2007-2012 có 3 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. 

Về công tác nghiên cứu khoa học

Bộ môn Đại số có seminar khoa học sinh hoạt đều đặn hai tuần một lần. Ngoài ra, các thành viên của Bộ môn còn tham gia sinh hoạt tại một số seminar của Viện Toán học và các trường đại học khác. Một số thành viên của Bộ môn đã được mời làm báo cáo mời tại một số hội nghị khoa học chuyên ngành quốc gia và quốc tế, làm phản biện cho một số tạp chí quốc tế uy tín, và làm reviewer của MathSciNet.

Trong giai đoạn 2007-2012: Đã công bố 31 bài báo trên các tạp chí quốc tế, trong đó có 18  bài trong các tạp chí SCI và 3 bài trong trong các tạp chí SCI-E; Chủ nhiệm 2 đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc NAFOSTED; 4 đề tài cấp Bộ; 5 đề tài cấp Trường.        

Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn hiện nay:

1. Đại số giao hoán.

2. Hình học Đại số.

3. Lý thuyết phạm trù.

4. Đại số máy tính. 

II. Bộ môn Giải tích

 Về công tác đào tạo

Hiện nay Bộ môn đảm nhận các nhiệm vụ đào tạo sau:

- Giảng dạy các môn Giải tích cho sinh viên các hệ Chất lượng cao, Chính qui, Cử tuyển và Cử nhân Toán của Khoa Toán-Tin. Giảng dạy các môn Giải tích cho sinh viên các hệ ngoài trường (vừa học vừa làm, từ xa).

- Giảng dạy Toán Cao cấp cho sinh viên một số khoa khác trong Trường (Công nghệ thông tin, Vật lí, Hóa học, Sư phạm Kĩ thuật).

- Giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên khoa Toán-Tin.

- Đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Toán Giải tích (Mã số: 60 46 01) (cùng với Bộ môn Lí thuyết hàm).

- Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Phương trình vi phân và tích phân (Mã số: 62 46 01 05).

Ngoài ra, các cán bộ của Bộ môn còn tham gia giảng dạy các chuyên đề Thạc sĩ Toán cho một số trường bạn (Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Hồng Đức); giảng dạy Toán bằng Tiếng Anh cho hệ Cao học Quốc tế của Đại học Xây dựng Hà Nội, các chương trình tiên tiến của Đại học Ngoại thương và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Một số cán bộ của Bộ môn tham gia biên soạn sách giáo khoa Toán trung học phổ thông.

Về công tác nghiên cứu khoa học

Bộ môn có seminar khoa học sinh hoạt đều đặn hàng tuần. Ngoài ra, các thành viên của Bộ môn còn tham gia sinh hoạt tại một số seminar của Viện Toán học và các trường đại học khác (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Bách khoa). Một số thành viên của Bộ môn đã được mời làm báo cáo mời tại một số hội nghị khoa học chuyên ngành quốc gia và quốc tế, và làm phản biện cho một số tạp chí quốc tế uy tín.

Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn hiện nay:

1.   Lý thuyết định tính các phương trình vi phân và Hệ động lực: đã đào tạo được 07 TS.

2.   Lý thuyết các bài toán biên đối với các hệ phương trình đạo hàm riêng trong các miền với biên không trơn: đã đào tạo được 05 TS.

3.   Phương trình đạo hàm riêng phi tuyến: đã công bố khoảng 30 bài báo quốc tế và có 01 NCS bảo vệ thành công luận án TS theo hướng nghiên cứu này.

4.  Lý thuyết điều khiển (phương trình vi phân thường, phương trình đạo hàm riêng, bao hàm thức vi phân): đã đào tạo 01 TS.

Bộ môn đã có nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín. Chỉ tính riêng trong 05 năm trở lại đây, các thành viên của Bộ môn đã công bố hơn 70 bài báo khoa học, trong đó 60 bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín.

Các thành viên của Bộ môn đã tham gia và chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường và nghiệm thu đạt kết quả tốt. Hiện nay Bộ môn đang chủ trì 02 đề tài nghiên cứu cơ bản về Toán do quỹ NAFOSTED tài trợ và 01 đề tài cấp Bộ.

III. Bộ môn Hình học

Về công tác đào tạo

Hiện nay Bộ môn đảm nhiệm những môn học sau trong Chương trình đào tạo cử nhân của Khoa Toán-Tin: Đại số tuyến tính và Hình học giải tích, Hình học affine và Hình học Euclid, Hình học xạ ảnh, Hình học vi phân, Hình học sơ cấp và một số chuyên đề tự chọn. Ngoài ra, Bộ môn còn đảm nhiệm nhiệm vụ dạy Toán (chủ yếu là Đại số tuyến tính và Hình học giải tích) cho các khoa bạn như Khoa Vật lý, Khoa CNTT. Bộ môn cũng đảm nhiệm những môn học trong Chương trình hình học cho các hệ đào tạo cử nhân phi chính quy của Nhà trường.

Đối với công tác đào tạo Cao học chuyên ngành Hình học - Tôpô, Bộ môn đảm nhiệm dạy những chuyên đề sau: Đa tạp vi phân, Tôpô đại số, Hình học Riemann,  Lý thuyết liên thông, Hình học phức, Hình học phức hyperbolic, Hình học đại số, Lý thuyết phân bố giá trị.

Bộ môn cũng đảm nhiệm công tác đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Hình học- Tôpô. Trong những năm gần đây, các hướng đào tạo nghiên cứu sinh của Bộ môn chủ yếu là: Hình học phức và Hình học đại số, Lý thuyết phân bố giá trị trên đa tạp đại số.

Từ năm 2006 đến năm 2012 Bộ môn Hình học đã hướng dẫn:

- 6 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, trong đó có 01 nghiên cứu sinh được đào tạo theo hình thức cotutelle với các Giáo sư Pháp.

- Hiện đang đào tạo 6 nghiên cứu sinh, trong đó có 02 nghiên cứu sinh được đào tạo theo hình thức cotutelle với các Giáo sư Pháp.

Ngoài ra, Bộ môn đều hướng dẫn thành công (trung bình hàng năm) 15 luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hình học-Tôpô và nhiều luận văn tốt nghiệp cho sinh viên năm thứ tư.

Về công tác nghiên cứu khoa học

Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn là:

1.  Hình học phức và Hình học đại số.

2.  Hình học phức hyperbolic và ứng dụng

3.  Lý thuyết phân bố giá trị trên đa tạp đại số.

Bộ môn có hai seminar hàng tuần là:

1.  Seminar về Hình học phức và Hình học đại số

2.  Seminar về Lý thuyết phân bố giá trị trên đa tạp đại số.

Từ năm 2006 đến năm 2011 Bộ môn Hình học đã hoàn thành:

     - 03 Đề tài NCKH cấp Bộ.

     - 02 Đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Nhà nước.

Từ năm 2006, hàng năm Bộ môn đều tổ chức các Hội nghị Toán học quốc tế về một số lĩnh vực của Hình học hiện đại, thu hút nhiều nhà toán học hàng đầu của thế giới đến tham gia và đọc báo cáo.

Nhờ điều kiện thuận lợi của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các thành viên của Bộ môn, đặc biệt là các thành viên trẻ, đã công bố nhiều công trình có giá trị khoa học cao trên các tạp chí trong nước và quốc tế, nhất là ở những tạp chí có uy tín quốc tế lớn. Chẳng hạn, từ năm 2006 đến năm 2012 Bộ môn Hình học công bố 34 bài báo trên các tạp chí quốc tế có uy tín (trong đó có 16 bài trên SCI và 14 bài trên SCI-E) và 9 bài báo trên các tạp chí quốc gia.

Những hoạt động khoa học phong phú của Bộ môn đã khẳng định rằng Bộ môn Hình học của Khoa Toán-Tin ĐHSPHN đã đạt đến đẳng cấp quốc tế trong nghiên cứu khoa học.  

IV. Bộ môn Lý thuyết hàm

Về công tác đào tạo

Hiện nay Bộ môn đảm nhận các nhiệm vụ đào tạo sau:

- Giảng dạy các môn Giải tích cho sinh viên các hệ Chất lượng cao, Chính qui, Cử tuyển và Cử nhân Toán của Khoa Toán-Tin. Giảng dạy các môn Giải tích cho sinh viên các hệ ngoài trường (vừa học vừa làm, từ xa).

- Giảng dạy Toán Cao cấp cho sinh viên một số khoa khác trong Trường (Công nghệ thông tin, Vật lí, Hóa học, Sư phạm Kĩ thuật).

- Giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên khoa Toán-Tin.

- Đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Toán Giải tích (Mã số: 60 46 01) (cùng với Bộ môn Giải tích).

- Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Toán Giải tích (Mã số: 62 46 01 01).

Ngoài ra, các cán bộ của Bộ môn còn tham gia giảng dạy các chuyên đề Thạc sĩ Toán cho một số trường bạn.

Cho đến nay Bộ môn đã đào tạo được: 2 Tiến sỹ khoa học,  25 Tiến sỹ.

Về công tác nghiên cứu khoa học

Các hướng chuyên môn chính của Bộ môn là: Giải tích phức và Giải tích phức trong không gian lồi địa phương, Giải tích hyperbolic, Lý thuyết đa thế vị, Lý thuyết nội suy, Đại số đều, Lý thuyết điểm bất động, Lý thuyết toán tử và phương trình hàm.

Hàng tuần, Bộ môn có 2 seminar hoạt động đều từ nhiều năm nay. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học của Bộ môn thu nhận được qua trao đổi tại các seminar này. 

Bộ môn đã công bố 150 bài báo, trong đó có 85 bài thuộc danh mục ISI, 65 bài trên 2 tạp chí: Acta Math. Vietnamica và Vietnam. J. Math. Chủ trì 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 9 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐHSPHN. Thường xuyên hợp tác trao đổi khoa học quốc tế  với một số Đại học ở các nước Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Những hoạt động khoa học phong phú của Bộ môn đã khẳng định rằng Bộ môn Lý thuyết hàm của Khoa Toán-Tin ĐHSPHN đã đạt đến đẳng cấp quốc tế trong nghiên cứu khoa học.  

V. Bộ môn Phương pháp dạy học

Về công tác đào tạo

Bộ môn đảm nhận giảng dạy các môn sau:

+ Phương pháp dạy học đại cương và Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán cho các hệ Chất lượng cao, Chính qui, Cử tuyển, các hệ ngoài trường (hệ Vừa làm, vừa học, Từ xa);

+ Lôgic và Lịch sử Toán cho các hệ Chất lượng cao, Chính qui, Cử tuyển;

+ Phương pháp nghiên cứu khoa học cho các hệ Chất lượng cao, Chính qui, Cử tuyển và Cử nhân;

+ Phần mềm Toán cho các hệ Chất lượng cao, Chính qui, Cử tuyển và Cử nhân;

+ Lôgic đại cương cho sinh viên hệ Cử nhân Toán;

+ Tham gia giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên Khoa Toán-Tin; Toán Cao cấp cho sinh viên một số khoa khác trong Trường (Khoa Địa, Khoa Hóa và Khoa Sư phạm Kĩ thuật).

Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán.

Đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán.

Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Phương pháp dạy học Tin khi Khoa Công nghệ thông tin của Trường chưa được thành lập.

Một số cán bộ của Bộ môn tham gia biên soạn sách giáo khoa môn Toán THPT, sách bồi dưỡng giáo viên môn Toán THPT.

Về công tác nghiên cứu khoa học

Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn hiện nay:

+ Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán

+ Kiểm tra đánh giá trong khoa học Giáo dục

+ Chương trình, nội dung môn Toán ở các bậc học, cấp học

+ Đào tạo giáo viên Toán các bậc học.

- Thành tích nghiên cứu khoa học đạt được trong 10 năm trở lại đây (2002-2012): Đã công bố khoảng 57 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước.

- Từ năm 2001 đến năm 2010, đã có 13 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ; hiện nay có khoảng 15 nghiên cứu sinh đang làm luận án tiến sĩ tại Bộ môn.

VI. Bộ môn Toán ứng dụng

 Về công tác đào tạo

Bộ môn đảm nhận giảng dạy các môn sau:

- Giảng dạy các môn Quy hoạch tuyến tính, Xác suất Thống kê, Giải tích số, Tiếng Anh chuyên ngành  cho các hệ Chất lượng cao, Chính quy, Chính quy theo địa chỉ cho sinh viên Khoa Toán – Tin.

- Giảng dạy các môn Toán Cao cấp, Xác suất Thống kê, Phương pháp tính và tối ưu cho sinh viên một số khoa khác trong Trường (Khoa Địa lí, Khoa Hóa học, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Sinh học, Khoa Giáo dục Đặc biệt, Khoa Giáo dục Chính Trị, Khoa Quản Lý,…).

- Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán học.

Về công tác nghiên cứu khoa học

Các hướng nghiên cứu chính của Bộ môn hiện nay:

- Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán học

- Giải tích số

 - Lý thuyết tối ưu

Thành tích nghiên cứu khoa học đạt được trong 10 năm trở lại đây (2002-2012): Đã công bố khoảng 25 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước.

Từ năm 2001 đến năm 2012, đã có 6 cán bộ của bộ môn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và có 2 cán bộ tạo nguồn đang làm NCS ở Pháp.

Một số cán bộ của Bộ môn đã tham gia biên soạn sách giáo khoa môn Toán THPT, sách bồi dưỡng giáo viên môn Toán THPT.

Giới thiệu về công đoàn

Chủ tịch công đoàn: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn.

Giới thiệu về đoàn thanh niên

Bí thư chi đoàn cán bộ: TS. Lưu Bá Thắng;
Bí thư liên chi đoàn: TS Nguyễn Hùng Chính.

Các chuyên ngành đào tạo đại học

- Cử nhân Sư phạm Toán học
- Cử nhân Sư phạm Toán học (hệ Chất lượng cao)
- Cử nhân Toán học

Các chuyên ngành đào tạo cao học

 - Đại số và Lý thuyết số

 - Toán Giải tích

 - Hình học-Tôpô

 - Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán

 - Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán học

Các chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh

 - Đại số và Lý thuyết số

 - Phương trình vi phân và tích phân

 - Hình học - Tôpô

 - Toán Giải tích

 - Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán

Đội ngũ cán bộ đào tạo đại học, sau đại học

71 cán bộ trong biên chế, trong đó có 04 GS (bao gồm 2 GS.TSKH, 1 GS.TS.HDR, 1 GS.TS), 1 PGS.TS.HDR, 7 PGS.TS và 35 TS.

Bộ môn & Đơn vị trực thuộc

* Bộ môn Đại số:

Bộ môn Đại số có 13 cán bộ (1 PGS.TS, 6 TS, 5 NCS ở nước ngoài, 1Th.S)

* Bộ môn Giải tích:

Bộ môn Giải tích có 15 cán bộ (8 TS, 5 NCS ở nước ngoài, 1 NCS trong nước, 1 Th.S)

* Bộ môn Hình học:

Bộ môn Hình học có 13 cán bộ (1 GS.TSKH, 1 PGS.TS.HDR, 2 PGS.TS, 2 TS, 3 NCS, 4 ThS)

* Bộ môn Lý thuyết hàm:

Bộ môn Lý thuyết hàm có 11 cán bộ (1 GS.TSKH, 1 GS.TS.HDR, 2 PGS.TS, 6 TS, 2 NCS ở nước ngoài)

* Bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy họcToán:

Bộ môn Phương pháp dạy học có 10 cán bộ (1 GS.TS, 1 PGS.TS, 6 TS, 2 NCS ở nước ngoài)

* Bộ môn Toán ứng dụng:

Bộ môn Toán ứng dụng có 11 cán bộ (5 TS, 1 NCS ở nước ngoài, 1 NCS trong nước, 2 Th.S

Cơ sở vật chất và các phòng thí nghiệm

Thư viện Chuyên ngành với khoảng 4000 sách, tạp chí…

Lĩnh vực nghiên cứu

* Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn Đại số:

- Đại số giao hoán;

- Hình học đại số;

- Lý thuyết phạm trù.

- Đại số máy tính. 

* Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn Giải tích:

- Lý thuyết định tính các phương trình vi phân và Hệ động lực;

- Lý thuyết các bài toán biên đối với các hệ phương trình đạo hàm riêng trong các miền với biên không trơn;

- Phương trình đạo hàm riêng phi tuyến;

- Lý thuyết điều khiển.

* Các hướng chuyên môn chính của bộ môn Hình học:

- Hình học phức và Hình học đại số;

- Hình học phức hyperbolic và ứng dụng;

- Lý thuyết phân bố giá trị trên đa tạp đại số.

* Các hướng chuyên môn chính của bộ môn Lý thuyết hàm:

- Giải tích phức và Giải tích phức trong không gian lồi địa phương;

- Giải tích hyperbolic;

- Lý thuyết đa thế vị;

- Lý thuyết nội suy;

- Đại số đều;

- Lý thuyết điểm bất động;

- Lý thuyết toán tử;

- Phương trình hàm.

* Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn Phương pháp dạy học:

- Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán;

- Kiểm tra đánh giá trong khoa học Giáo dục;

- Chương trình, nội dung môn Toán ở các bậc học, cấp học;

- Đào tạo giáo viên Toán các bậc học.

* Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn Toán ứng dụng:

 - Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán học;

 - Giải tích số;

 - Lý thuyết tối ưu.

Đề tài nghiên cứu

1. Xây dựng chương trình Toán Tin học, cấp Bộ, mã số B91-24-04.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Bá Kim.

2. Nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học các môn nghiệp vụ trong đào tạo bồi dưỡng giáo viên, ĐHQG, mã số QS. 96.15.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Bá Kim.

3. Nội dung và Phương pháp đào tạo về PPDH môn Toán ở lớp Chất lượng cao, đề tài cấp Trường, 2000-2001.
Chủ nhiệm đề tài: Bùi Văn Nghị.

4. Bước đầu vận dụng quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh vào dạy học toán ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả thực tập giảng dạy của sinh viên, góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Anh Tuấn.

5. Lí thuyết các hệ động lực tán xạ vô hạn chiều, NAFOSTED, 2010-2012.
Chủ nhiệm đề tài: Cung Thế Anh.

6. Giảng dạy hình học ở bậc đại học gắn liền với nghiên cứu và giảng dạy hình học ở bậc phổ thông, Đề tài cấp Bộ, mã số: B-2006-17-06. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Doãn Tuấn

7. Hình học phức và Hình học đại số, NAFOSTED, 2009-2011, Mã số đề tài: 101.01.38.09. Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Đức Thái.

8. Bao lồi đa thức và toán tử Monge-Ampere, cấp Bộ, 2009-2010.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Quang Diệu.

9. Lý thuyết điểm bất động và ứng dụng, cấp Trường, 2007-2008.
Chủ nhiệm đề tài: Lê Anh Dũng.

10. Lý thuyết KKM, Lý thuyết điểm bất động và ứng dụng, cấp Trường, 2009-2010.
Chủ nhiệm đề tài: Lê Anh Dũng.

11. Cải tiến chương trình giảng dạy bộ môn ĐSCC ở khoa Toán ĐHSP HN, cấp Trường.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Dũng.

12. Dạy học ĐSCC ở các trường Sư phạm theo định hướng môn Toán ở các trường phổ thông, cấp Trường.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Dũng.

13. Hình học các không gian Banach và Lý thuyết điểm bất động, cấp Bộ, 2002-2003.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thanh Hà.

14. Một số vấn đề về Lý thuyết KKM và Lý thuyết điểm bất động, cấp Bộ, mã số B2005-75-131, 2005-2006.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thanh Hà.

15. Lý thuyết KKM, Lý thuyết điểm bất động và ứng dụng, cấp Trường, mã số SPHN-07-89 (2007-2008).
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thanh Hà.

16. Lý thuyết KKM, Lý thuyết điểm bất động và ứng dụng, cấp Trường, mã số SPHN-09-295 (1/2009-6/2010).
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thanh Hà.

17. Lý thuyết KKM, Lý thuyết điểm bất động và ứng dụng, cấp Bộ, mã số B2010-17-231, 2010-2011.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thanh Hà.

18. Phương trình và hệ phương trình đạo hàm riêng trong miền có biên không trơn và ứng dụng, cấp Nhà nước.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Mạnh Hùng.

19. Các bài toán biên đối với hệ không dừng trong miền có biên không trơn và ứng dụng, cấp Nhà nước.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Mạnh Hùng.

20. Các bài toán biên đối với hệ phương trình đạo hàm riêng trong miền với biên không trơn và một số ứng dụng vào lý thuyết đàn hồi, NAFOSTED.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Mạnh Hùng.

21. Lý thuyết đa thế vị phức và giải tích phức nhiều biến, cấp Nhà nước, năm 2003 – 2004.
Chủ nhiệm đề tài: Lê Mậu Hải.

22. Lý thuyết đa thế vị, toán tử Mong- Ampere và cấu trúc Không gian Frechet, cấp Nhà nước, mã số: 1 042 06, năm 2006 – 2008.
Chủ nhiệm đề tài: Lê Mậu Hải.

23. Giải tích phức nhiều biến và Lý thuyết đa thế vị, NAFOSTED - mã số: 101.01.02.09, năm 2010 – 2011.
Chủ nhiệm đề tài: Lê Mậu Hải.

24. Phương trình \bar\partial- trên dòng, cấp Trường.
Chủ nhiệm đề tài: Phạm Hoàng Hiệp.

25. Hội tụ theo dung tích và hàm q-đa điều hòa dưới, cấp Trường, 2010.
Chủ nhiệm đề tài: Phạm Hoàng Hiệp.

26. Tính chính qui của nghiệm cho một số lớp bài toán trong lí thuyết cơ học chất lỏng, cấp Trường, mã số SPHN-10-466.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Đức Huy.

27. Cấu trúc của không gian Frechet và lý thuyết đa thế vị phức, cấp Nhà nước, mã số: 12.16.01, năm 2001- 2003, 2004-2005.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Khuê.

28. Hình thành và sử dụng công nghệ trong ĐTBD giáo viên, ĐHQG, mã số QG.98.1215.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Bá Kim.

29. Tính chất của tập hợp nghiệm đối với một số lớp phương trình vi tích phân, cấp Bộ.
Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Loan.

30. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên thông qua hoạt động hợp tác nhóm, cấp Trường. Mã số: SPHN - 08 – 185.
Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Lê Minh.

31. Phát huy tiềm năng của trường phổ thông thực hành phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học giáo dục của trường ĐHSP Hà Nội (2004-2006).
Chủ nhiệm đề tài: Vương Dương Minh.

32. Đổi mới dạy học Lôgic và Lịch sử toán ở ĐHSP, đề tài cấp Trường, 2002-2003.
Chủ nhiệm đề tài: Bùi Văn Nghị.

33. Đổi mới giáo trình và phương pháp dạy học bộ môn lí luận và phương pháp dạy học bộ môn toán, đề tài cấp Bộ, mã số B2006-17-05, 2006 - 2007.
Chủ nhiệm đề tài: Bùi Văn Nghị.

34. Nghiên cứu cơ bản Đại số sơ cấp, Hình học sơ cấp, đề tài cấp Bộ, mã số B2009-17-184, 2009 - 2010.
Chủ nhiệm đề tài: Bùi Văn Nghị.

35. Lý thuyết phân bố giá trị và ứng dụng, cấp Bộ, mã số B-2008-17-124.
Chủ nhiệm đề tài: Trần Văn Tấn.

36. Lý thuyết Nevanlinna và ứng dụng trong việc nghiên cứu ánh xạ phân hình, cấp Bộ.
Chủ nhiệm đề tài: Trần Văn Tấn.

37. Nghiên cứu xây dựng các tình huống dạy học điển hình ở trường THPT, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Trường. Mã số: SPHN – 07 – 86.
Chủ nhiệm đề tài: Chu Cẩm Thơ.

38. Áp dụng các phương pháp kích thích tư duy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm chuyên ngành Toán, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Trường. Mã số: SPHN – 09 – 376NCS.
Chủ nhiệm đề tài: Chu Cẩm Thơ.

39. Tính hyperbolic của không gian phức và vấn đề nội suy trong không gian hàm, cấp Bộ, mã số B2008 – 17 – 125 (2008 – 2009).
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Trào.

40. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán ở trường phổ thông.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Anh Tuấn.

41. Đổi mới giáo trình và phương pháp dạy học bộ môn Lý luận dạy học và phương pháp dạy học bộ môn toán.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Anh Tuấn.

42. Xây dựng nội dung và phương pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa Toán Tin - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Anh Tuấn.

43. Nghiên cứu phương pháp dạy học những nội dung cụ thể của môn Toán ở trường THPT trong mối liên kết với việc nghiên cứu cơ bản về “Đại số sơ cấp và hình học sơ cấp.
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Anh Tuấn.

44. Lí thuyết định tính phương trình vi phân và ứng dụng, cấp Nhà nước.
Chủ nhiệm đề tài: Vũ Tuấn.

45. Một số trọng điểm của lí thuyết vành và module, cấp Trường, mã số SPHN-06-71.
Chủ nhiệm đề tài: Dương Quốc Việt.

46. Một số trọng điểm của lí thuyết vành và module,cấp Bộ, mã số B2007-17-64.
Chủ nhiệm đề tài: Dương Quốc Việt.

47. Bội và tính Cohen-Macaulay của một vài lớp vành và module phân bậc, cấp Bộ, mã số B2009-17-185.
Chủ nhiệm đề tài: Dương Quốc Việt.

48. Bội và các vấn đề liên quan, nghiên cứu cơ bản quốc gia, NAFOSTED, mã số 101.01 - 2010.13. Chủ nhiệm đề tài: Dương Quốc Việt.

49. Các hệ vi phân đa trị và ứng dụng trong bài toán điều khiển, Đề tài cấp Bộ, mã số: B2012-17-12. Chủ nhiệm đề tài: Trần Đình Kế.

50. Hình học đại số và Hình học phức, Mã số: 1.004.06, Chương trình nghiên cứu cơ bản quốc gia 2006-2008, Lĩnh vực toán học, Hướng: Một số vấn đề chọn lọc trong Đại số, Lý thuyết số và Tôpô hình học. Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Đức Thái.

51. Hình học phức hyperbolic và Hình học Diophantine, NAFOSTED, 2011-2013, Mã số đề tài: 101.01-2011.29. Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Đức Thái.


Sản phẩm nghiên cứu

Trong các năm từ 2006 đến 2012, Khoa Toán-Tin đã công bố khoảng 200 bài trên các tạp chí Toán quốc tế, trong đó có khoảng 150 bài trên các tạp chí trong danh mục ISI, và khoảng 50 bài trên các tạp chí Toán học quốc gia.

Hợp tác trong nước

Hợp tác quốc tế

1.      Khoa được tăng Huân chương Hữu nghị hạng ba và Bằng khen của Chính phủ Campuchia. Nhiều cán bộ của Khoa đã sang Lào và Campuchia công tác (cả trong những năm chiến tranh), ba đồng chí được tặng Huân chương Hữu nghị hạng ba. Đã  đào tạo giúp Lào nhiều giáo viên toán. Đặc biệt đã đào tạo giúp Lào và Campuchia khoảng 10 tiến sĩ và thạc sĩ.

2.      Trong những năm gần đây, một số cán bộ của Khoa đã làm việc thường xuyên tại một số trường Đại học nước ngoài; ngược lại, một số nhà toán học của những trường đại học hàng đầu của Pháp, Nhật Bản, Mỹ thường xuyên đến làm việc tại Khoa. Nhiều Giáo sư (GS) nước ngoài đến Khoa giảng bài cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh như: Nguyễn Thanh Vân (Universite Paul Sabatier, France); Đinh Tiến Cường (Universite Paris 11, France); Ngô Bảo Châu (Universite Paris 13, France); G.Raugel (Universite Paris 11, France); Nguyen Tien Zung (Universite Paul Sabatier, France); J-C.Saut (Universite Paris 11, France); Lionel Schwartz  (Universite Paris 13, France); Gerd Dethloff (Universite de Brest, France); S. Nivoche (Universite de Nice, France); F.Klopp (Universite Paris 13, France); Etienne Pardoux (Universite de Marseille 1, France); Johannes Huisman (UBO, France); Gisbert Wuestholz (ETH, Zurich); Pierre Mathieu và Fabienne Castell (Universite de Marseille 1, France); Jujiro Noguchi (University of Tokyo, Japan); Jean-Pierre Wintenberger (Univ. de Strasbourg, France), ... . GS Đỗ Đức Thái đã đồng hướng dẫn thành công 4 Tiến sĩ và đang hướng dẫn một số nghiên cứu sinh theo hình thức cotutelle với GS nước ngoài. Việc hợp tác đào tạo sau đại học, đặc biệt là đào tạo Tiến sĩ theo hình thức co-tutelle, không những đạt được mục đích đào tạo những Tiến sĩ theo chuẩn mực quốc tế mà còn góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và cập nhật thông tin cho chính các thầy hướng dẫn. Ngoài ra, sự hợp tác đào tạo đó còn là cầu nối, là những kênh quan trọng để Khoa giao lưu và hợp tác với nền khoa học và giáo dục Đại học của thế giới.

3.      Khoa đã tổ chức được 7 Hội nghị Toán học Quốc tế, vào các năm 2001, 2005, 2006, 2007, 2009, 2011, 2012 về Analysis and its applications,  Geometry and Analysis on Complex Manifolds, Geometry and Physics .... Các Hội nghị đã thu hút được nhiều nhà toán học nổi tiếng của Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn quốc… và đã được đánh giá cao về cả hai phương diện: học thuật và tổ chức. Các vị khách tham dự Hội nghị đã có những ấn tượng tốt đẹp về Trường ĐHSP HN. Sự thành công của các Hội nghị đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hơn nữa sự hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học của Khoa chúng ta với các trường Đại học của nước ngoài.

4.      Triển khai Đề án phối hợp đào tạo thạc sĩ Toán học trình độ quốc tế giữa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và một số trường đại học nước ngoài.

5.      Theo Quyết định số 3943/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án phối hợp đào tạo thạc sĩ Toán học trình độ quốc tế giữa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và một số trường đại học nước ngoài, từ năm học 2007-2008, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tiến hành đào tạo Cao học theo Đề án trên. Đây là một Đề án nằm trong khuôn khổ các đề án đào tạo cán bộ tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Học viên của Đề án này sẽ học một năm (M1) tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm thứ hai (M2) sẽ được cử đi học ở các trường đại học nước ngoài là đối tác của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các môn học của M1 được giảng dạy bằng tiếng Việt và tiếng Anh do các nhà toán học đầu ngành của Việt Nam (kể cả các giáo sư Việt Nam ở nước ngoài) và một số giáo sư nước ngoài đảm nhận. Sau 5 năm triển khai thực hiện có thể khẳng định rằng Đề án đã thành công tốt đẹp. Nhiều em học viên sau khi tốt nghiệp M2 đã được cấp học bổng để tiếp tục làm luận án Tiến sĩ tại các trường đại học danh tiếng của Châu Âu và Mỹ. Đây sẽ là những bổ sung quan trọng cho nền Toán học của Việt Nam trong những năm tới.

Số liệu về các lớp Cao học Toán quốc tế

Khóa

Tốt nghiệp M2 tại Pháp

Được chuyển tiếp làm TS tại Châu Âu và Mỹ

Khóa 1 (2007-2008)

10

 7 tại Pháp,

1 tại Thụy Sĩ,

1 tại Mỹ

Khóa 2 (2008-2009)

11

 

9 tại Pháp,

1 tại Ba Lan (học bổng của EU)

Khóa 3 (2009-2010)

14

9 tại Pháp

Khóa 4 (2010-2011)

15

7 tại Pháp

Khóa 5 (2011-2012)

9  đang học M2 tại Pháp

 

Đang trực tuyến: 124
Tổng lượt truy cập: 13.620.756
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top

https://paperio-live.com

https://agario.red

https://naughtyworms.com

escort pendikmaltepe escort
Tokyo Olympics live stream