A A+
Khoa Hóa Học
Địa chỉ Nhà A4 - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Điện thoại 043.8330.841
Email
Website
Thành lập 1951

Chức năng nhiệm vụ

-  Đào tạo Cử nhân khoa học Hóa học, đào tạo Sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ Hóa học) làm công tác giảng dạy Hóa học ở các trường Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học và công tác nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu.

- Bồi dưỡng giáo viên Hóa học trung học phổ thông, trung học cơ sở.

- Bồi dưỡng tuyển chọn học sinh giỏi hóa học toàn quốc và học sinh tham gia dự thi Olympic Hóa học quốc tế.

- Nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học công nghệ và khoa học giáo dục.

Giới thiệu về ban lãnh đạo

STT

Họ và tên

Chức vụ

Bộ môn

1

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà

Trưởng khoa

2

PGS.TS. Lương Thị Thu Thủy

Phó Trưởng khoa

Hóa Phân tích

3

PGS.TS. Lê Thị Hồng Hải

Phó Trưởng khoa

Hóa Hữu cơ

Cơ cấu tổ chức


Đội ngũ cán bộ

Khoa Hóa học có tổng số 74 cán bộ trong đó có 09 PGS, 21 Tiến sĩ, 34 Thạc sĩ, 10 Cử nhân.


Phân công nhiệm vụ

1. Hóa Vô cơ:

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Phạm Đức Roãn

Phó trưởng bộ môn: TS. Lê Hải Đăng

Tổ trưởng công đoàn: TS. Nguyễn Thị Thanh Chi

2. Hóa Hữu cơ

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Phạm Hữu Điển

Phó trưởng bộ môn: TS. Vũ Quốc Trung

Tổ trưởng Công đoàn: TS. Trương Minh Lương

3. Hóa lí

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Lê Minh Cầm

Phó trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Ngọc Hà

Tổ trưởng Công đoàn: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

4. Hóa Phân tích

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Đào Thị Phương Diệp

Phó trưởng bộ môn: TS. Vũ Thị Hương

Tổ trưởng Công đoàn: CN. Vũ Thị Bình

5. Phương pháp giảng dạy

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Trần Trung Ninh

Phó trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Đức Dũng

Tổ trưởng Công đoàn: ThS. Hoàng Thị Bắc

6. Hóa Công nghệ - Môi trường

Trưởng bộ môn: TS. Đào Văn Bảy

Tổ trưởng Công đoàn: ThS. Phùng Thị Lan

Giới thiệu về công đoàn

1. Chủ tịch công đoàn qua các thời kỳ:

Từ năm 1958 đến năm 1966:

Chủ tịch Công đoàn:               Thầy Hoàng Hạnh

Từ 1967 đến 1975:

Chủ tịch Công đoàn:   Thầy Nguyễn Ngọc Luyện (1967)

Thầy Nguyễn Đức Thảo (1968)

Thầy Nguyễn Công Dinh (1969-1970)

Thầy Nguyễn Cương (1970-1972)

Thầy Nguyễn Văn Duệ (1973-1975)

Từ 1976-1982:

Chủ tịch Công đoàn:   Thầy Nguyễn Văn Duệ (1976-1978)

Cô Nguyễn Thị Kim Vinh (1979-1981)

Thầy Phạm Văn Thưởng (1981-1982)

Từ 1982-1986:

Chủ tịch Công đoàn:   Cô Trần Thị Bình

Thầy Nguyễn Hồ

Từ 1987-1991:

Chủ tịch Công đoàn:   Thầy Nguyễn Mạnh Hà

Thầy Đặng Đình Bạch

Từ 1992-1995:

Chủ tịch Công đoàn:  Thầy Đỗ Đình Rãng

                                                            Cô Trần Thị Bính

Từ 1995-2000:

Chủ tịch Công đoàn:  Cô Trần Thị Bính

                                                            Cô Trần Thị Hồng Vân

Từ 2001-2006:

Chủ tịch Công đoàn:  Cô Trần Thị Hồng Vân

                                                            Thầy Trần Công Việt

Từ 2007-nay:

Chủ tịch Công đoàn:  Thầy Hoàng Văn Hùng (2007-2010)

                                                            Thầy Lê Hải Đăng (2011-nay)

 

2. Cơ cấu tổ chức hiện nay:

Ban Chấp hành công đoàn nhiệm kỳ (2011-2013):

            Chủ tịch: đồng chí Lê Hải Đăng

            Phó chủ tịch: đồng chí Lương Thị Thu Thủy

            Ủy viên:          - đồng chí Nguyễn Thị Minh Chiến,

- đồng chí Đặng Ngọc Quang,

- đồng chí Nguyễn Quang Tuyển.

            Các tổ trưởng công đoàn bộ môn:

            - Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Chi – công đoàn Bộ môn Hóa Vô cơ

            - Đồng chí Trương Minh Lương – công đoàn Bộ môn Hóa Hữu cơ

            - Đồng chí Nguyễn Thị Minh Huệ – công đoàn Bộ môn Hóa Lý thuyết & Hóa Lý

            - Đồng chí Vũ Thị Bình – công đoàn Bộ môn Hóa Phân tích

            - Đồng chí Hoàng Thị Bắc – công đoàn Bộ môn Phương pháp giảng dạy Hóa

            - Đồng chí Phùng Thị Lan – công đoàn Bộ môn Hóa Công nghệ và Môi trường

            - Đồng chí Nguyễn Thị Minh Chiến – công đoàn Văn phòng và giáo vụ khoa

3. Thành tích đã đạt được:

- Nhiều năm đạt danh hiệu: Công đoàn vững mạnh xuất sắc.

- Năm 1977, 1997, 2002, 2004 được tặng Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

- Năm 2012: được tặng Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Giới thiệu về đoàn thanh niên

Ra đời và phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Khoa Hóa học. Được sự dày công vun đắp của các thế hệ cán bộ và sinh viên Khoa Hóa, Liên chi đoàn-hội sinh viên khoa Hóa học ngày hôm nay đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong qui trình đào tạo sinh viên của Khoa và Trường. Là một tổ chức tập hợp đông đảo các thế hệ sinh viên, có sức trẻ, lòng nhiệt huyết và trí tuệ. Liên chi đoàn-Hội sinh viên đã không ngừng phát huy là lực lượng xung kích, lực lượng nòng cốt trong các hoạt động đoàn và phong trào Thanh niên, dưới sự chỉ đạo của Đảng Ủy, Ban chủ nhiệm Khoa Hóa học và Đoàn Trường ĐHSP HN, góp phần quan trọng vào việc rèn luyện các kĩ năng thiết thực nhất cho sinh viên. Với lực lượng là 13 đồng chí gồm hai cán bộ và 11 sinh viên là các hạt nhân của các chi đoàn. Liên chi đoàn Khoa Hóa học đã cùng nhau học tập, chia sẻ, trải nghiệm qua các đợt thi đua góp phần mang lại màu sắc và khí thế mới cho tuổi trẻ của Khoa.

            Hằng năm Liên chi đoàn có rất nhiều hoạt động như hội thi Miss-Nữ sinh thanh lịch Khoa Hóa học. Đã và đang trở thành hoạt động thu hút và được sự quan tâm đông đảo của sinh viên, mỗi lần cuộc thi diễn ra đều để lại trong mỗi bạn những cảm xúc và khoảnh khắc khó quên về một thời áo trắng:

 

Hội thi nghiệp vụ sư phạm với các vòng thi gay cấn, luôn là đề tài nóng hổi gây ra các hiệu ứng trái chiều, tạo các dư luận và bình phẩm về các đề tài nóng hổi có liên quan đến nghề nghiệp tương lai, luôn được sinh viên dõi theo và mong chờ. Hội thi tổ chức nhân dịp ngày 20 tháng 11 hằng năm nhằm tạo sân chơi bổ ích, lí thú và thiết thực góp phần hình thành kĩ năng nghề nghiệp cho các em trong tương lai.

            Hoạt động văn nghệ thể thao đã và đang là những thế mạnh của sinh viên, không chỉ học tập tốt, các sinh viên của Khoa Hóa học đã tham gia hết mình góp phần xây dựng phong trào của Khoa ngày càng mạnh mẽ, thúc đẩy việc học tập ngày càng tốt hơn.

 

Những khó khăn về mặt khoảng cách địa lý và chương trình học tín chỉ đã không làm chùn bước các sinh viên nhiệt huyết. Liên chi đoàn đã tổ chức các sự kiện lớn khác như hoạt động chào mừng ngày 08 tháng 3. Hội thi nấu ăn, cắm hoa, cắm trại ngày 09-01 và ngày 26-03. Đặc biệt sự thành công của Hội giao lưu ba Khoa lần thứ VIII đã ngày càng khẳng định vị thế của Liên chi đoàn với phong trào thanh niên.

Tổng kết giai đoạn 5 năm từ 2008-2012 và nhiệm kì 2010-2012 Liên chi đoàn Khoa Hóa học đã được nhận 2 bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về hoạt động đoàn và phong trào thanh niên.

Các chuyên ngành đào tạo đại học

STT

Tên chuyên ngành

1

Hóa học Vô cơ

2

Hóa học Hữu cơ

3

Hóa lí thuyết và Hóa lí

4

Hóa học Phân tích

5

Lí luận và phương pháp giảng dạy Hóa học

6

Hóa Công nghệ - Môi trường

Các chuyên ngành đào tạo cao học

STT

Tên chuyên ngành

1

Hóa học Vô cơ

2

Hóa học Hữu cơ

3

Hóa lí thuyết và Hóa lí

4

Hóa học Phân tích

5

Lí luận và phương pháp giảng dạy Hóa học

Các chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh

STT

Tên chuyên ngành

1

Hóa học Vô cơ

2

Hóa học Hữu cơ

3

Hóa lí thuyết và Hóa lí

4

Hóa học Phân tích

5

Lí luận và phương pháp giảng dạy Hóa học

Đội ngũ cán bộ đào tạo đại học, sau đại học

1. Đội ngũ cán bộ đào tạo Đại học

STT

Họ và tên

STT

Họ và tên

I. Hóa Vô cơ

IV. Hóa Phân tích

PGS.TS. Phạm Đức Roãn

PGS.TS. Đặng Xuân Thư

TS. Lê Hải Đăng

PGS.TS. Đào Thị Thị Phương Diệp

TS. Nguyễn Thị Thanh Chi

PGS.TS. Dương Quang Phùng

TS. Lê Thị Hồng Hải

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga

TS. Nguyễn Văn Hải

TS. Vũ Thị Hương

TS. Bùi Đức Thuần

ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai

ThS. Ngô Tuấn Cường

ThS. Trần Thế Ngà

Th.S. Đào Thị Bích Diệp

ThS. Nguyễn Quang Tuyển

ThS. Lê Đăng Khương

CN. Vũ Thị Bình

Th.S. Đinh Thị Hiền

CN. Trần Minh Đức

ThS. Nguyễn Thu Hường

V. Phương pháp giảng dạy

Th.S. Lương Thiện Tài

44.

PGS.TS. Trần Trung Ninh

Th.S. Lê Hữu Dũng

45.

PGS.TS. Đặng Thị Oanh

CN. Nguyễn Thị Lụa

46.

TS. Nguyễn Đức Dũng

II. Hóa Hữu cơ

47.

ThS. Phạm Thị Bình

GS.TS.Nguyễn Hữu Đĩnh

48.

ThS. Đỗ Thị Quỳnh Mai

PGS.TS.Phạm Hữu Điển

49.

ThS. Hoàng Thị Bắc

TS. Nguyễn Đăng Đạt

50.

ThS. Phạm Ngọc Bằng

TS.Nguyễn Hiển

51.

CN. Lưu Thị Lương Yến

TS.Trương Minh Lương

VI. Hóa Công nghệ - Môi trường

TS.Đặng Ngọc Quang

52.

TS. Đào Văn Bảy

TS.Vũ Quốc Trung

53.

TS. Nguyễn Tiến Dũng

ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân

54.

TS. Hồ Phương Hiền

Nguyễn Mai Hoàng

55.

ThS. Phùng Thị Lan

III. Hóa lí

56.

ThS. Phạm Thanh Nga

PGS.TS. Lê Minh Cầm

57.

ThS. Nguyễn Thị Kim Giang

TS. Nguyễn Ngọc Hà

58.

ThS. Vũ Ngọc Toản

TS. Hoàng Văn Hùng

 

 

TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

 

 

TS. Lê Văn Khu

 

 

TS. Lương Thị Thu Thủy

 

 

ThS. Nguyễn Minh Tuấn

 

 

ThS. Trần Thị Hiền

 

 

ThS. Ngô Đức Huyền

 

 

ThS. Nguyễn Thị Mơ

 

 

 

2. Đội ngũ cán bộ đào tạo Sau Đại học

STT

Họ và tên

STT

Họ và tên

I. Hóa Vô cơ

IV. Hóa Phân tích

1

PGS.TS. Phạm Đức Roãn

28

PGS.TS. Đặng Xuân Thư

2

PGS.TS. Trần Thị Đà

29

PGS.TS. Đào Thị Thị Phương Diệp

3

TS. Lê Hải Đăng

30

PGS.TS. Dương Quang Phùng

4

TS. Nguyễn Thị Thanh Chi

31

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga

5

TS. Lê Thị Hồng Hải

32

PGS.TS. Trần Thị Hồng Vân

6

TS. Nguyễn Văn Hải

33

TS. Trần Công Việt

7

TS. Bùi Đức Thuần

34

TS. Vũ Thị Hương

II. Hóa Hữu cơ

V. Phương pháp giảng dạy

8

GS.TS.Trần Quốc Sơn

35

PGS.TS. Trần Trung Ninh

9

GS.TS.Nguyễn Hữu Đĩnh

36

PGS.TS. Đặng Thị Oanh

10

PGS.TS.Đặng Đình Bạch

37

GS.TS. Nguyễn Cương

11

PGS.TS.Lê Thị Anh Đào

38

PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu

12

PGS.TS.Đỗ Đình Rãng

39

PGS.TS.Nguyễn Xuân Trường

13

PGS.TS.Thái Doãn Tĩnh

40

TS. Nguyễn Đức Dũng

14

PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Phong

 

 

15

PGS.TS.Phạm Hữu Điển

 

 

16

TS. Nguyễn Đăng Đạt

 

 

17

TS.Nguyễn Hiển

 

 

18

TS.Trương Minh Lương

 

 

19

TS.Đặng Ngọc Quang

 

 

20

TS.Vũ Quốc Trung

 

 

III. Hóa lí

 

 

21

PGS.TS. Lê Minh Cầm

 

 

22

PGS.TS. Trần Thành Huế

 

 

23

TS. Nguyễn Ngọc Hà

 

 

24

TS. Hoàng Văn Hùng

 

 

25

TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

 

 

26

TS. Lê Văn Khu

 

 

27

TS. Lương Thị Thu Thủy

 

 


Bộ môn & Đơn vị trực thuộc

1. Hóa Vô cơ

Sau hơn nửa thế kỉ, kể từ ngày thành lập (1955) đến nay, bộ môn Hoá vô cơ - Khoa Hoá học ngày một trư­ởng thành và lớn mạnh.

Nhớ lại những năm đầu (1958), Tr­ường ĐHSP rời địa điểm từ phố Lê Thánh Tông về Cầu Giấy, ban đầu bộ môn chỉ có hai Thầy: Hoàng Ngọc Cang và Đặng Trần Phách. Thầy Nguyễn C­ương là giảng viên tr­ường Sư­ phạm trung cấp Trung ­ương và Thầy Nguyễn Đức Vận là giáo viên phổ thông chuyển về. Năm 1959, một số cán bộ trẻ ­ưu tú vừa tốt nghiệp là các Thầy: Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Đình Ngộ, Từ Kỳ đ­ược giữ lại công tác ở bộ môn.  Đó là cái vốn quí ban đầu, để từ đó thế hệ sau kế tiếp thế hệ tr­ước viết nên bề dày thành tích của bộ môn.

Thầy Hoàng Ngọc Cang là tr­ưởng bộ môn từ năm 1955 đến năm 1959. Thầy Đặng Trần Phách là tr­ưởng bộ môn từ 1959 đến khi đi công tác ở ĐHSP Vinh, năm 1961. Thầy Nguyễn Duy Ái là trư­ởng bộ môn từ năm 1961 đến khi đi công tác ở ĐHSP Việt Bắc, năm 1966.Thầy Nguyễn Đình  Ngộ là tr­ưởng bộ môn từ năm 1966 đến 1967(do bận công tác Bí th­ư liên chi Đảng Khoa).Thầy Từ Kỳ là tr­ưởng bộ môn từ năm 1967 đến khi chuyển vào công tác tại tr­ường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, năm 1977. Thầy Nguyễn Duy Ái là tr­ưởng bộ môn tiếp từ năm 1977 đến khi đi chuyên gia ở Angiêri, năm 1983.

            Cô Trần Thị Bình là phó bộ môn từ 9/1979 đến 1983 và quyền tr­ởng bộ môn năm 1983-1984. Năm 1984, Thầy Đặng Trần Phách (ở ĐHSP Vinh chuyển ra) làm trưởng bộ môn đến khi đi chuyên gia ở Mađagatxca, năm 1985. Từ cuối năm 1985, Thầy Nguyễn Thế Ngôn là tr­ưởng bộ môn đến năm 1997 (nghỉ h­ưu). Cô Trần Thị Đà là trư­ởng bộ môn từ 3/1997 đến 8/2001. Thầy Phạm Đức Roãn là phó bộ môn từ 5/1997 đến 8/2001 và từ 9/2001 đến nay là trư­ởng bộ môn Hoá vô cơ. Thày Lê Hải Đăng là phó bộ môn từ 2001 đến nay

Cùng với sự phát triển của Trường Đại học Sư phạm và Khoa Hoá học, Bộ môn Hoá học Vô cơ không ngừng phát triển cả về số lượng cán bộ và chất lượng chuyên môn.  Cho đến nay, sau  60  năm xây dựng và phát triển, Bộ môn Hoá học Vô cơ đã trở thành một trong số các đơn vị mạnh của Khoa Hoá học với 13 cán bộ trong đó có 1 Phó giáo sư, 6 tiến sĩ, 7 thạc sĩ, 1 cử nhân, chưa kể 1 Phó giáo sư  đã nghỉ hưu đang hợp tác giúp bộ môn. Về cơ sở vật chất, hiện tại Bộ môn có 2 phòng thí nghiệm chung của sinh viên, 1 phòng máy, 3 phòng thí nghiệm chuyên ngành (1 Phòng thí nghiệm Phức chất, 1 Phòng thí nghiệm Nguyên tố hiếm và 1 Phòng thí nghiệm Vật liệu Vô cơ). Tuy cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn chưa đầy đủ, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng tất cả các cán bộ giáo viên của bộ môn Hóa học Vô cơ đều nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

2. Hóa Hữu cơ

Bộ môn Hóa hữu cơ được thành lập vào cuối năm 1954. Cùng với sự phát triển của Trường Đại học Sư phạm và Khoa Hoá học, Bộ môn Hoá học hữu cơ không ngừng phát triển cả về số lượng cán bộ và chất lượng chuyên môn.  Cho đến nay, sau  gần  60  năm xây dựng và phát triển, Bộ môn Hoá hữu cơ đã trở thành một trong số các đơn vị mạnh của Khoa Hoá học với 13 cán bộ trong đó có 1 Giáo sư, 2 Phó giáo sư (1 PGS thỉnh giảng), 5 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 1 cử nhân. 

Bộ môn Hóa hữu cơ có nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học. Về công tác đào tạo : Bộ môn tham gia đào tạo cử nhân khoa học sư phạm, cử nhân khoa học các hệ chính qui, vừa học vừa làm và liên thông, đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ khoa học chuyên ngành hóa hữu cơ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống giáo dục quốc dân và xã hội. Ngoài ra Bộ môn còn đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy hóa học hữu cơ cho khoa Sinh, khoa Sư phạm Kĩ thuật… biên soạn giáo trình đại học, sau đại học, tham gia biên soạn sách giáo khoa phổ thông, tham gia tập huấn các đội tuyển học sinh giỏi THPT cấp quốc gia và quốc tế, tập huấn giáo viên THPT (chuyên và không chuyên)…Tính đến nay (2012), Bộ môn đã tham gia đào tạo trên 7500 cử nhân, 180 thạc sĩ, gần 20 Tiến sĩ chuyên ngành hóa hữu cơ.

            Bộ môn đã 27 lần đạt danh hiệu thi đua, gồm có: 11 lần đạt danh hiệu tổ lao động XHCN (từ 1967 - 1989), 16 lần đạt danh hiệu Tổ lao động xuất sắc, nhiều bằng khen (của Bộ và của Trường ĐHSP HN),  nhiều giấy khen của Trường ĐHSP Hà Nội. Trong giai đoạn 2004-2010: Bộ môn được công nhận là đơn vị Lao động tiên tiến năm học 2006 - 2007, tại  QĐ số 2696/ĐHSPHN-CTCT, 28/9/2007 ; đơn vị Lao động tiên tiến năm học 2007 - 2008, tại QĐ Số 2537/ĐHSPHN-CTCT, 22/09/2008 ; đơn vị Lao động tiên tiến năm học 2008 - 2009, tại QĐ Số 3373/QĐ-ĐHSPHN-CTCT, 02/11/2009. Cá nhân : Bộ môn có 1 NGND (GS.TS.Trần Quốc Sơn), 3 NGƯT (PGS.TS.Nguyễn Văn Tòng, PGS.TS.Thái Doãn Tĩnh, GS.TS.Nguyễn Hữu Đĩnh,), nhiều  cán bộ của Bộ môn được tặng thưởng Huân, huy chương các loại (trên 20, trong đó có 1 Huân chương lao động hạng nhì, 2 huân chương lao động hạng hai và các huân huy chương chống Mỹ cứu nước), 3 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 14 bằng khen của Bộ... nhiều Huy chương, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp Khoa học Công nghệ. 

3. Hóa lí

Bộ môn Hoá học lí thuyết & Hoá lí khoa Hoá học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tiền thân là tổ Hoá lí của trường Đại học Khoa học – Sư phạm Hà Nội, được thành lập năm 1958. Thầy tổ trưởng đầu tiên là Giảng viên Đại học (học hàm chỉ sau Giáo sư lúc bấy giờ) Nguyễn Đình Huề. Cùng với trường Đại học Sư phạm, bộ môn Hoá lí chuyển về địa điểm mới ở Cầu Giấy. Thầy Nguyễn Đình Huề cùng với một số rất ít cán bộ lúc đó là Thầy Lê Hoàng Oánh, ông Nguyễn Trọng Khải đem theo một số ít dụng cụ thí nghiệm được chia từ trường Đại học Khoa học – Sư phạm về cơ sở mới, bắt tay xây dựng lại bộ môn từ đầu. Vượt qua những khó khăn rất lớn về cả nhân lực lẫn vật lực, bộ môn tiến lên từng bước.

Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học, trong suốt quá trình xây dựng, toàn thể bộ môn đã có nhiều cố gắng tới cuối năm 2005 đã được nghiệm thu 8 đề tài khoa học cơ bản cấp Nhà nước, 2 đề tài cấp Bộ, 2 đề tài cấp Trường. Đã có hàng trăm bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín ở trong và ngoài nước. Hiện nay cùng với việc nghiên cứu toàn diện, bộ môn tập trung mũi nhọn vào lĩnh vực Hoá học lí thuyết (chủ yếu là Hoá học lượng tử), Động Hoá học xúc tác. Theo phương châm “cập nhật, đồng bộ, giữ tốt, sử dụng hiệu quả” phòng thí nghiệm Hoá lí được trang bị, bổ sung một số thiết bị, dụng cụ theo từng bài thí nghiệm hoàn chỉnh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của sinh viên. Phòng máy vi tính, phòng thí nghiệm Hoá học lượng tử, phòng thí nghiệm ‘Hóa lý bề mặt và xúc tác ‘ cũng được quan tâm đầu tư nên bước đầu hoạt động có hiệu quả.

Noi theo tấm gương sáng về tự học của Thầy Nguyễn Đình Huề, các thế hệ cán bộ của bộ môn luôn tự học, tự bồi dưỡng. Cuối 1979, cán bộ đầu tiên của bộ môn và cũng là của khoa bảo vệ thành công luận án PTS (nay là TS) là Thầy Nguyễn Huyến. Cho đến nay, bộ môn có 17 TS (kể cả các đồng chí đã chuyển sang cơ quan khác), 7 GS và PGS.

Một nét truyền thống khác của bộ môn là không ngừng cải tiến chuyên môn, giảng dạy, đào tạo ngày càng có hiệu quả cao hơn. Vào giữa những năm 1960, Thầy Nguyễn Văn Mạo đã có đề xuất đưa nội dung Hoá lí giảng dạy sớm hơn để tạo nền tảng cơ sở kiến thức cho các bộ môn khác. Việc này đã có hiệu quả rất tốt. Từ đó đến nay, bộ môn đã có nhiều cải tiến làm cho công tác đào tạo về Hoá lí có nhiều điểm mạnh cả về lí thuyết lẫn thực nghiệm. Đội ngũ cán bộ của bộ môn vào những năm1959, 1960 được bổ sung Thầy Nguyễn Thế Hữu và Thầy Nguyễn Văn Mạo (về sau các Thầy được đi thực tập và đào tạo ở nước ngoài trở về đóng góp rất có hiệu quả). Sau đó, số cán bộ của bộ môn được liên tục bổ sung góp phần tạo thêm sức mạnh để bộ môn hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ. Tới 2004, các Thầy, Cô lớn tuổi về hưu, hầu hết cán bộ đang công tác đều trẻ tuổi đời, ít tuổi nghề. Bộ môn đã có biện pháp tạo điều kiện cho các đồng chí tham gia công tác chuyên môn tốt đồng thời bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học tốt. Hiện nay 100% cán bộ trẻ của bộ môn đều đã và được đi học, trong đó 3/12 đồng chí làm NCS; 7 TS được đào tạo ở nước ngoài. Sau người trưởng bộ môn đầu tiên là cố GS. Nguyễn Đình Huề, gần nửa thế kỉ tồn tại và phát triển, bộ môn đã có tiếp 5 đồng chí đảm nhận nhiệm vụ trưởng bộ môn (Thầy Nguyễn Văn Duệ, Trần Hiệp Hải, Trần Thành Huế, Lê Minh Cầm). Một số đồng chí cán bộ của bộ môn tham gia công tác quản lí của khoa, trường. Cố PGS.TS. Trần Kim Thanh đảm nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm khoa Hoá học 1987 – 1991. Thầy Nguyễn Văn Mạo làm nhiệm vụ Phó hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội. PGS.TS. Trần Thành Huế làm Phó chủ nhiệm khoa 1992 – 1995; Chủ nhiệm khoa 1995 – 2003. Cố PGS.TS. Trần Kim Thanh và TS. Nguyễn Thị Thu đã đảm nhận nhiệm vụ Bí thư Đảng uỷ Khoa.

Khi nước nhà thống nhất, một số đồng chí cán bộ của bộ môn sẵn sàng lên đường chi viện cho miền Nam (Vũ Mậu Nhiên, La Đồng Minh, Lê Văn Diễn, Nguyễn Thế Hữu, Trần Sơn). Một số đồng chí làm chuyên gia giáo dục ở châu Phi, ở Campuchia (Thầy Trần Hiệp Hải, Thầy Nguyễn Huyến, Thầy Nguyễn Đức Chuy). Thầy Nguyễn Văn Mạo làm trưởng đoàn chuyên gia giáo dục ở Campuchia. Thầy Trần Thành Huế 7 lần làm trưởng đoàn Việt Nam dự thi Olympic Hoá học Quốc tế (1997- 2002 và 2007).

Bộ môn có quan hệ công tác tốt với các cơ sở đào tạo nghiên  cứu trong nước, ngoài nước. GS.TSKH. Nguyễn Minh Thọ, Việt kiều ở Vương quốc Bỉ đã liên tục hỗ trợ, cộng tác với bộ môn trong giảng dạy cao học, đào tạo Tiến sĩ có hiệu quả rất cao.

4. Hóa Phân tích

Năm thành lập: 1956 (chung với bộ môn Hóa học phân tích ĐHTH Hà Nội, đến năm 1958 tách ra thành bộ môn Hóa học phân tích ĐHSP Hà Nội

Nhân sự qua các thời kì: Từ ngày thành lập chỉ có 3 CBGD có bằng cử nhân và 2 TLTN. qua quá trình xây dựng và phát triển bộ môn đã không ngừng lớn mạnh lúc cao nhất gồm 7 TS, 2 Thạc sĩ, 3 cử nhân và 2 trợ lý thí nghiệm có trình độ cử nhân. Trong đó có 2 GS, 2 PGS, 5 GVC. Hiện nay bộ môn có 6 TS, 3 ThS, 1 NCS và 2 cử nhân. Trong đó có 4 PGS đảm nhận đào tạo SĐH và ĐH các hệ.

5. Phương pháp giảng dạy

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập theo quyết đinh số 276/NĐ ngày 11/10/1951 của Bộ Quốc gia Giáo dục. Lúc đó Trường có tên gọi là “Trường Sư phạm Cao cấp”, tạm trú tại Nam Ninh, Trung Quốc,

Từ tháng 8/1958 trên cơ sở hai trường: Trường Đại học Sư phạm Khoa học và Trường Đại học Sư phạm Văn khoa, tách ra thành hai trường: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chuyển về địa điểm mới ở Cầu Giấy (địa điểm hiện nay). Theo sự phân công của tổ chức, thày Nguyễn Ngọc Quang, Cô Đỗ Thị Trang, Thầy Nguyễn Cương, Thầy Dương Xuân Trinh, Thầy Trần Trọng Dương, Thầy Phạm Văn Phái, Thầy Nguyễn Hồng,Thầy Nguyễn Xuân Trường, Cô Nguyễn Thị Sửu, Cô Nguyễn Mai Dung, Cô Lê KimThanh, Cô Đặng Thị Oanh, Thầy Hoàng Văn Côi,  Thầy Nguyễn Đức Dũng,Thầy Trần Trung Ninh ,.. đã có nhiều đóng góp cho việc xây dựng bộ môn.

Từ đó đến nay Bộ môn Phương pháp giảng dạy hóa học luôn luôn phát triển, bổ sung nhiều cán bộ mới và trẻ như : Thầy Phạm Ngọc Bằng, cô Hoàng Thị Bắc, cô Phạm Thị Bình , cô Đỗ Thị Trâm Anh, cô Nguyễn Quỳnh Mai , cô Nguyễn Thị Mơ, Cô Nguyễn Thị Thành ( Nay đã chuyển đi công tác ở cơ quan khác)

Cùng với sự phát triển của Trường Đại học Sư phạm và Khoa Hoá học, Bộ môn Phương pháp giảng dạy hóa học không ngừng phát triển cả về số lượng cán bộ và chất lượng chuyên môn.  Cho đến nay, sau  60  năm xây dựng và phát triển, Bộ môn Phương pháp giảng dạy hóa học đã trở thành một trong số các đơn vị mạnh của Khoa Hoá học với 9 cán bộ trong đó có  2 Phó giáo sư, 3 tiến sĩ, 5 thạc sĩ, chưa kể 1 Giáo sư tiến sĩ khoa học, 2 Phó giáo sư  đã nghỉ hưu  vẫn đang tiếp tục giúp bộ môn đào cao học và Tiến sĩ . Về cơ sở vật chất, hiện tại Bộ môn có 1 phòng thí nghiệm chung của sinh viên, 1 phòng nghe nhìn và 01 phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng tất cả các cán bộ, giảng viên của Bộ môn đều nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

6. Hóa Công nghệ - Môi trường

 

7. Văn phòng

Cùng với sự phát triển của khoa Hóa học, tổ văn phòng đã được thành lập. Trước đây, tổ văn phòng gồm vài ba người. Cô Nguyễn Thị Bé, cán bộ miền Nam tập kết làm tổ chức cán bộ, thầy Nguyễn Hân đánh máy và 1 cô là giáo vụ. Thời kỳ giặc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc cán bộ, sinh viên khoa Hóa học phải sơ tán về các vùng nông thôn. Tổ văn phòng lúc này phải quán xuyến nhiều công việc như lo các việc về hành chính và lo về cơm áo gạo tiền, duy trì tất cả các họat động một cách độc lập. Tổ văn phòng có cô Hoàng Thanh Hiền, thầy Toàn, cô ChamPa (phu nhân của cố giáo sư Hoàng Ngọc Cang), cô Trang (phu nhân của cố giáo sư Nguyễn Đình Huề), cô Đỗ Thị San, thầy Hậu, thầy Châu, cô Hoà, cô Nhung, cô Uyên,… người phụ trách việc học tập của sinh viên, người lo chăm sóc về sức khoẻ, người lo việc hành chính, người phụ trách về tài chính, người phụ trách thư viện,…Khi cô Nguyễn Thị Bé về miền Nam thầy Hoá, thầy Ngọc làm tổ chức cán bộ phụ trách khối sinh viên. Khi thầy Hoá, thầy Ngọc chuyển về quê, thầy Nguyễn Xá được giữ lại làm cán bộ tổ chức sau khi tốt nghiệp đại học, cô Trần Thị Sơn làm giáo vụ. Khi thầy Xá chuyển đi, thầy Ngô Quang Tuyển là bộ đội về tiếp nối làm cán bộ tổ chức sau khi học xong đại học. Một thời gian sau, thầy Tuyển chuyển lên phòng đào tạo của trường công tác.Cựu cán bộ văn phòng có thời gian công tác lâu năm nhất ở khoa là cô Trần Thị Sơn: 40 năm. Đến năm 1976 cô Nguyễn Thị Côi về làm giáo vụ khoa còn cô Sơn làm cán bộ tổ chức khoa. Năm 1996 cô Sơn nghỉ hưu, thay vào đó là cô Phạm Thị Diễm Phúc.Năm 1998 văn phòng có thêm biên chế trợ lý hành chính là cô Nguyễn Thị Minh Chiến và giáo vụ khoa là cô Phạm Hồng Bắc thay cho cô Côi chuyển sang bộ môn Hoá học Công nghệ và Môi trường. Từ năm 2002 đến 2009 cán bộ tổ văn phòng có 3 người: Cô Phúc là cán bộ tổ chức sinh viên, cô Chiến giáo vụ và hành chính là cô Nguyễn Thuý Liên. Từ năm 2009 đến nay cán bộ tổ văn phòng luôn có 3 người: Cô Nguyễn Thị Minh Chiến là cán bộ tổ chức sinh viên, cô Nguyễn Thuý Liên giáo vụ và hành chính là cô Phạm Thị Thanh Thúy.

Mỗi người một việc, những việc có tên và những việc không có tên song tổ văn phòng như một guồng máy nhỏ nối các hoạt động của khoa với trường, nối việc giảng dạy và học tập, nối giáo viên với sinh viên. Hàng năm lớp lớp sinh viên vào khoa, ra trường trưởng thành đều có công lao đóng góp của các thầy cô giáo và một phần công sức của tổ văn phòng.

 

Cơ sở vật chất và các phòng thí nghiệm

1. Hóa Vô cơ

          Phòng thí nghiệm hóa vô cơ bao gồm 5 nhóm nghiên cứu chuyên ngành: Tổng hợp phức chất Platin; Tổng hợp phức chất tạo màu cho gốm sứ; Tổng hợp phức chất nguyên tố đất hiếm; Tách chiết đất hiếm; Tổng hợp hạt nano ứng dụng xử lý môi trường và y sinh. Các nhóm nghiên cứu này đã được trang bị một số máy móc, thiết bị để phục vụ công tác đào tạo (đại học, sau đại học), công tác nghiên cứu. Nói chung, các thiết bị này đã cũ, cấu hình kỹ thuật thấp.

TT

Tên tài sản, Model,  Số Seri

Nước SX

Năm đưa vào sử dụng

SL

Tình trạng

Địa điểm

(tại phòng nào)

BỘ MÔN VÔ CƠ: 3 PTN nghiên cứu + 2 PTNSV

NC1(T2-A4): Phức chất; NC2(T1-A4, ngoài): Vật liệu; NC3(T1-A4, trong): Đất hiếm

Tủ sấy Binder

Đức

2001

01

Tốt

PNC 2 - tầng 1

Hệ thống chiết liên tục 30 bậc

VN

2007

01

Tốt

PNC 3 - tầng 1

Lò nung Naberthern

Đức

2001

01

Tốt

PTN 1 - tầng 2

Tủ sấy Memmert

Đức

1999

01

Tốt

PNC 1 - tầng 2

Cân phân tích Sartorius

Đức

1995

01

Tốt

Phòng máy

Máy pH Schott

Đức

2011

01

Tốt

Phòng máy

Máy đo độ dẫn điện Sension 7

Mỹ

2005

01

Tốt

Phòng máy

Máy li tâm

Đức

2008

01

Tốt

Phòng máy

Bể điều nhiệt Memmert

Đức

1999

04

40%

Phòng máy

10.   

Bể điều nhiệt HAKKE

Đức

2000

02

40%

Phòng máy

11.   

Tủ sấy Memert 108L; UNB500

Serial: C511-1362

Đức

2011

01

100%

PNC3-Tầng 1

12.   

Cân kĩ thuật JY502

Serial: 17088; 17077

TQ

2011

02

100%

Phòng máy

13.   

Cân phân tích PA214

Serial: …30307

TQ

2011

01

100%

Phòng máy

14.   

Kính hiển vi MC-1180 (độ phóng đại 1600 lần) kết nối vi tính + phần mềm + camera

Serial:

TQ

2011

01

100%

Phòng máy

15.   

Máy cất nước 1 lần WSB/4 + các phụ kiện

Serial: 1679A; 1681A

Anh

2011

02

100%

Phòng máy + hành lang tầng 2

16.   

Máy lắc ngang + phụ kiện giá lắc AS 260.5

Model: HS 260 basic

Serial: 07316475

IKA, Đức

2012

01

100%

Phòng máy

17.   

Lò nung Nabertherm

Model: L3/12/B180

Serial: 234163

Đức

2012

01

100%

Phòng máy

18.   

Máy khuấy từ 6 vị trí hiện số  HJ-6A

Serial: 2012; 2016

TQ

2012

02

100%

Phòng máy

19.   

Máy khuấy từ gia nhiệt 6 tâm

Model: SMHS/6

Serial: BS010; BS 020; BS 016

HQ

2012

03

100%

Phòng máy

20.   

Máy quang phổ UV-VIS

Model: UVD-2950, hãng Labomed

Serial: UVD-10084

Mỹ

2012

01

100%

Phòng máy

21.   

Bơm chân không

Model: MC.NT.15

Serial: 114.3012

TQ

2012

01

100%

PNC2 – Tầng 1

22.   

Máy khuấy cơ

Model: JJ-1

Serial: 1126; 1131

TQ

2012

02

100%

Phòng máy

23.   

Cân kỹ thuật, chính xác 0,001g

Model: JY203

Serial: 16165

TQ

2012

01

100%

Phòng máy

2. Hóa Hữu cơ

Hiện tại Bộ môn có 1 phòng thí nghiệm chung của sinh viên, 01 phòng chuẩn bị thí nghiệm,  9 phòng thí nghiệm chuyên ngành (3 Phòng thí nghiệm Tổng hợp hữu cơ, 2 Phòng thí nghiệm Polime và Nanocompozit, 2 Phòng thí nghiệm Xúc tác hữu cơ và bán tổng hợp, 2 Phòng thí nghiệm Hoá học các Hợp chất thiên nhiên).   

Các máy móc, trang thiết bị chính: máy đo phổ tổng trở Zahner Zenium, thiết bị sắc kí lỏng điều chế Jasco, thiết bị phản ứng cao áp PARR (10-300 atm), máy đông cô chân không Labconco, máy cô quay chân không Heidolph …

3. Hóa lí

Bộ môn có một PTN sinh viên, hai phòng thí nghiệm chuyên để: Hóa lý bề mặt và xúc tác; và phòng thí nghiệm Hóa học lượng tử. Các phòng thí nghiệm được trang bị máy móc hiện đại để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

4. Hóa Phân tích

STT

Tên phòng

Số phòng hiện có

Diện tích sử dụng

Ghi chú

1

Phòng họp Bộ môn + Kho dụng cụ cũ

01

32 m2

 

2

Phòng thí nghiệm Định tính&Định lượng

01

48 m2

 

3

Phòng thí nghiệm Phân tích lý hóa

01

24 m2

 

4

Phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên đề 1

01

24 m2

 

5

Phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên đề 2

01

24 m2

 

6

Phòng máy PT lý hóa

01

18 m2

 

7

Phòng máy trung tâm phân tích Công nghệ sinh học& Môi trường

01

24 m2

 

8

Kho hóa chất

 

24 m2

 

9

Phòng chuẩn bị (Không có phòng)

0

4 m2

Ở hành lang

Thiết bị, máy móc:

-          Máy sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)- Shimadzu Nhật bản

-          Máy sắc kí khí khối phổ (GCMS-2010)

-          Máy hấp thụ nguyên tử (AAS)

-          Máy đo quang

-          Máy đo pH

-          Máy đo độ dẫn

-          Máy đo phổ hồng ngoại IR; Máy sắc kí khí  ( 2 máy này tổ Hóa lý đang sử dụng)

-          Máy cực phổ đa năng VA 757 và VA 797

-          Máy điện phân

5. Phương pháp giảng dạy

Bộ môn có 01 phòng thí nghiệm thực hành; 01 phòng nghe nhìn và 01 phòng nghiệp vụ sư phạm

6. Hóa Công nghệ - Môi trường

Lĩnh vực nghiên cứu

1. Hóa Vô cơ

a. Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất phức chất của kim loại chuyển tiếp

1.  Nghiên cứu phức chất của platin nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính chống ung thư và hoạt tính xúc tác.

2. Nghiên cứu phức chất của mọt số kim loại chuyển tiếp như  Fe, Co, Ni, Mn,… phức chất tạo màu cho gốm sứ 

3. Nghiên cứu , tổng hợp, cấu trúc, tính chất và ứng dụng phức chất của nguyên

    tố đất hiếm với phối tử hữu cơ

b. Nghiên cứu phân chia tinh chế các nguyên tố đất hiếm bằng phương pháp chiết lỏng-lỏng

c. Tổng hợp, nghiên cứu tính chất và ứng dụng của vật liệu nano

1.  Tổng hợp và nghiên cứu tính chất của vật liệu nano phát quang

2. Tổng hợp và ứng dụng các vật liệu vô cơ trong xử lí nước và nước thải.

3. Tổng hợp hạt nano ứng dụng xử lý môi trường và y sinh.

d. Nghiên cứu cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập Hoá học Vô cơ ở các trường ĐHSP và phổ thông trung học.

2. Hóa Hữu cơ

- Tổng hợp hữu cơ: các hợp chất dị vòng, phức chất, các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học, nghiên cứu cấu trúc, đặc tính phổ, hoạt tính sinh học, khả năng ứng dụng…

- Hợp chất thiên nhiên: nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của các hợp chất từ thảo dược, nấm, sinh vật biển theo định hướng làm thuốc chữa bệnh.

- Các hợp chất cao phân tử, polime, nanocompozit có tính dẫn điện, quang, từ, phản xạ sóng ra-đa, tổng hợp và nghiên cứu các loại vật liệu mới…

- Nghiên cứu điều chế xúc tác cho các phản ứng tổng hợp và bán tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học, tổng hợp và bán tổng hợp các hợp chất dưới áp suất cao (100-300 atm) có triển vọng ứng dụng thực tiễn…

- Nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa hữu cơ ở ĐH và THPT.

3. Hóa lí

- Vật liệu hấp phụ xúc tác trong xử lý môi trường và công nghiệp hóa học.

-Vật liệu tiên tiến cấu trúc nano: tổng hợp và ứng dụng (xúc tác; tồn trữ H2;lưu giữ CO2).

- Pin mặt trời hữu cơ, pin mặt trời nhạy quang.

- Các phương pháp chống ăn mòn kim loại hiệu quả cao.

- Nghiên cứu chế tạo vật liệu điện cực cho các thiết bị tích trữ điện hóa.

- Nghiên cứu lý thuyết về bản chất liên kết hydro.

- Nghiên cứu lý thuyết cơ chế của các quá trình đồng thể và dị thể

-Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của các phân tử hữu cơ, three radicals, cluster kim loại.

4. Hóa Phân tích

  1. Nghiên cứu cân bằng ion trong các dung dịch
  2. Hóa học Phân tích trong giảng dạy hóa học phổ thông và bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế 
  3. Nghiên cứu sự tạo phức của ion kim loại với thuốc thử hữu cơ và ứng dụng trong phân tích
  4. Tổng hợp và phân tích cấu trúc vật liệu nano siêu dẫn, ứng dụng trong Quang xúc tác và Quang điện ....để xử lý môi trường
  5. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích điện hóa và phương pháp đo quang  trong phân tích môi trường
  6. Ứng dụng phân tích sắc kí trong phân tích môi trường và an toàn thực phẩm
  7. Phân tích môi trường, hóa sinh

-Nghiên cứu chế tạo màng composit trên cơ sở vật liệu polime dẫn điện và cacbon nanotube ứng dụng trong chế tạo cảm biến điện hóa nhằm xác định các hoạt chất có chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh trong họ Catecholamin.

-Nghiên cứu chế tạo cảm biến sinh học Aptamer-DNA nhằm xác định dư lượng thuốc kháng sinh trong sữa.

- Nghiên cứu tổng hợp hạt màng giả tế bào từ photpho lipid ứng dụng trong nghiên cứu tương tác giữa màng tế bào với protein.

- Nghiên cứu cơ chế hình thành amyloid beta protein dạng sợi trên màng tế bào và sử dụng các hợp chất họ catecholamin để ức chế quá trình hình thành dạng sợi và phân hủy dạng các sợi amyloid beta protein nhằm ứng dụng trong điều trị bệnh Alzheimer.

5. Phương pháp giảng dạy

6. Hóa Công nghệ - Môi trường

Đề tài nghiên cứu

1. Hóa Vô cơ

- Đề tài cấp Nhà nước:

Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và hoạt tính sinh học các hợp chất dị vòng oxadiazole, triazole và quinolin  trên cơ sở  các hợp chất đồng vòng tách từ nguồn tinh dầu thực vật. Mã số: 104.02.39.09.. Cấp nhà nước NAFOSTED. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Thị Đà (từ 1/2010 đến 12/2012).

- Đề tài cấp Bộ GD&ĐT:

            1. Nghiên cứu ứng dụng phức chất của một số kim loại chuyển tiếp với các axit cacboxylic làm chế phẩm tạo màu trang trí cho gốm sứ. MS: B2011-17- Chủ nhiệm Đề tài: TS. Lê Thị Hồng Hải (từ 2011 đến 2012).

- Đề tài cấp Trường ĐHSP HN:

Tổng hợp một số oxit phức hợp kích thước nanomet và nghiên cứu hoạt tính xúc tác xử lí khí thải. Mã số: SPHN – 12 – 121. Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Hải Đăng (từ 4/2012 đến 6/2013).

2. Hóa Hữu cơ

- Nhiều năm liền Bộ môn Hóa hữu cơ đã chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà n­ước, cấp Bộ, cấp trường : 64 đề tài, trong đó có  24 Đề tài KH cấp Nhà nước, chủ trì trên 20 Đề tài cấp Bộ và tương đương, 10 Đề án triển khai tiến bộ Khoa học kỹ thuật cấp Bộ, tích cực tham gia cải cách giáo dục, gần đây nhất là tham gia Dự án nhà nước đào tạo giáo viên THCS và Dự án nhà nước cải cách giảng dạy. Bộ môn đó chủ trì trên 20 đề tài khoa học cấp Trường và hợp tác nghiên cứu với nhiều cơ quan khoa học khác, với các tỉnh, thành phố trong cả nước, tham gia các Hội nghị khoa học trong nước và quốc tế,  công bố hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học trên các Tạp chí Khoa học trong nước và quốc tế. 

- Giai đoạn 2011 – nay: Bộ môn đang chủ trì 6 đề tài khoa học, trong đó có 3 đề tài cấp Nhà nước (quĩ NAFOSTED), 1 đề tài cấp Bộ và 2 đề tài cấp trường.

3. Hóa lí

+  Nghiên cứu chế tạo vật liệu lưỡng chức năng xúc tác - hấp phụ MeOx mang trên than hoạt tính ứng dụng để xử lý nước thải ô nhiễm phenol (B2011-17- 03): 2011 – 2012

+ Nghiên cứu động học của quá trình oxi dehydro hóa n-butan trên một số hệ xúc tác vanadi mới.(2011- 2012). Naforsted

+ Nghiên cứu cơ chế phản ứng và động học của một số hợp chất hiđrocacbon liên quan đến hóa học khí quyển và sự cháy .(104.03-2010.29,)Nafosted

4. Hóa Phân tích

1-M· sè B.2000-75-26: Nghiªn cøu quy tr×nh ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ hµm l­­­îng ®éc tè (Ch×, cadimi … ) trong n­­­íc hå nu«i c¸ Hå T©y Hµ Néi. NghiÖm thu th¸ng 12 n¨m 2002 ®¹t lo¹i tèt

2-M· sè B-2003-75-67: Nghiªn cøu quy tr×nh ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ hµm l­­îng ®éc tè (kim lo¹i nÆng, nitrit, nitrat, am«ni, ph«tphat) trong n­­íc th¶i s«ng T« LÞch vµ trong n­­íc hå nu«i c¸ ë Hµ Néi vµ ®Ò xuÊt ph­­¬ng ph¸p xö lý hãa häc, sinh häc. NghiÖm thu th¸ng 12 n¨m 2002 ®¹t lo¹i tèt

3.Tính toán cân bằng tạo phức trong dung dịch theo định luật bảo toàn proton. Mã số: SP-75-03-11. Nghiệm thu năm 2004, đạt xuất sắc.

4. Nghiên cứu cân bằng ion trong dung dịch và ứng dụng phân tích. Nghiệm thu năm 2004, đạt xuất sắc.

5. Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phương pháp đồ thị trong tính toán cân bằng ion. Mã số: B2005-75-134. Nghiệm thu năm 2006, đạt loại tốt.

6. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo cử nhân khoa học Hóa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Mã số: B2007 -17- 61. Nghiệm thu năm 2009, đạt loại tốt.

7. Sử dụng phương pháp Newton-Raphson giải  hệ phương trình phi tuyến trong tính toán cân bằng ion. Mã số B2009-17-195. Nghiệm thu năm 2011, đạt loại tốt.

8. M· sè: 50- 18 - 06: Nghiªn cøu quy tr×nh ph©n tÝch, ®¸nh gi¸, theo dâi hµm l­îng mét sè ion kim lo¹i nÆng (Pb2+, Cd2+… ), ion dinh d­ìng v« c¬ (NH4+, NO2-, NO3-, PO43-…) vµ ph©n bè d¹ng vÕt trong n­­­íc hå nu«i c¸ ë quËn Hoµng Mai Hµ Néi. NghiÖm thu ngµy 15 th¸ng 12 n¨m 2008 ®¹t lo¹i tèt

9. Xây dựng hệ thống thí nghiệm minh họa lý thuyết cân bằng ion trong dung dịch để nâng cao chất lượng giảng dạy Hóa học Phân tích ở ĐHSP và CĐSP. Mã số: B2006-17-13. Nghiệm thu năm 2007.

10. Nghiên cứu và xây dựng hệ thống thí nghiệm minh họa lý thuyết cân bằng ion xác định độ nhạy của phản ứng. Mã số: SPHN-11-17.

9. M· sè: p2009- 17 – 168 TĐ: Nghiên cứu chế tạo nanocompozit từ polypyrole và ứng dụng trong sơn chống ăn mòn chất lượng cao, từ tháng 6/2009 đến 6/2011

5. Phương pháp giảng dạy

6. Hóa Công nghệ - Môi trường

- Đề tài câp trường “Nghiên cứu tổng hợp polyacrylamit xử dụng chống xói mòn cho đất “ (SPHN 0619). Nghiệm thu 2008, chủ nhiệm Nguyễn Tiến Dũng.

- Đề tài cấp trường; “ Nghiên cứu cải tiến học phần thực hành Hóa kỹ thuật (CNMT 1) phục vụ cho giảng dạy sinh viên ngành sư phạm hóa học và cử nhân hóa học” (SPHN 08192). Nghiệm thu 2010, chủ nhiệm Nguyễn Tiến Dũng, thư ký Phùng Thị Lan.

Sản phẩm nghiên cứu

1. Hóa Vô cơ

STT

Tên chủ nhiệm đề tài

Tên đề tài

          1

PGS.TS. Trần Thị Đà

 

Tổng hợp, cấu trúc, tính chất và ứng dụng một số phức chất Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Pt với phối tử vô cơ. Mã 531204 .Cấp nhà nước (2006-2008)

          2

PGS.TS. Trần Thị Đà

Nghiên cứu, tổng hợp, cấu trúc, tính chất và ứng dụng một số phức chất của kim loại chuyển tiếp với phối tử hữu cơ. Mã số: 501606. Cấp nhà nước(2006-2008)

        3

TS. Nguyễn Thị Thanh Chi

Tổng hợp, cấu trúc, tính chất và thăm dò hoạt tính xúc tác một số phức chất của platin(II) chứa phối tử olefin. Mã số: SPHN-06-26

      4

TS. Nguyễn Thị Thanh Chi

Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất một số phức chất của platin(II) chứa phối tử safrol. Mã số: SPHN-08-195

       5

TS. Nguyễn Thị Thanh Chi

 Nâng cao chất lượng học phần “Thực hành tổng hợp vô cơ” ở trường ĐHSPHN. (từ 1/2010 đến 6/2011). Mã số: SPHN-10-474

        6

PGS.TS. Phạm Đức Roãn

Tổng hợp , nghiên cứu cấu trúc, tính chất một số phức chất của nguyên tố đất hiếm có ứng dụng thực tế(2006 – 2007) Mã số: B 2006 - 17 - 14                                                                                                                                                                                                                                                                                                 

        7

PGS.TS. Phạm Đức Roãn

 Nghiên cứu cân bằng hệ chiết các nguyên tố đất hiếm với axit naphthenic ứng dụng trong chiết phân chia (2008 – 2009) Mã số:  SPHN- 08 -194

       8

PGS.TS. Phạm Đức Roãn

 Tổng hợp , nghiên cứu cấu trúc, tính chất một số phức chất của các nguyên tố đất hiếm ứng dụng chiết phân chia (2004 – 2005). Mã số :  SP- 04- 83

       9

PGS.TS. Phạm Đức Roãn

Xác định qui trình tối ưu hóa các thông số cân bằng hệ chiết phân chia tinh chế một số nguyên tố đất hiếm bằng PC88A, axit naphthenic(từ 2010 đến 2011). Mã số:

 B-2010-17-238

       10

ThS. Lê Hải Đăng

Xử lý kim loại nặng trong môi trư­ờng nư­ớc bằng oxit và oxit hỗn hợp của kim loại

       11

ThS. Lê Hải Đăng

Tổng hợp oxit phức hợp kích thước nanomet và nghiên cứu hoạt tính xúc tác của chúng. Mã số: ĐHSP-07-102 (2007-2008)

        12

ThS. Lê Hải Đăng

Tổng hợp perovskit chứa các nguyên tố La, Fe, Co, Mn,  Ce, Sr,  xác định đặc trưng cấu trúc và nghiên cứu hoạt tính xúc tác của chúng. Mã số: SPHN – 09 – 395NCS(2009-2010)

13

TS. Lê Thị Hồng Hải

 

Tổng hợp phức chất của Mn(II), Ni(II) với một số axit hữu cơ và nghiên cứu ứng dụng chúng làm chất tạo màu cho gạch gốm ốp lát (2007-2008).

MS:  SPHN-07-98

14

TS. Lê Thị Hồng Hải

 

Tổng hợp, nghiên cứu tính chất và ứng dụng một số phức chất của titan, coban, sắt với axit hữu cơ làm chất tạo màu cho gốm sứ. (2009-2010)

MS: SPHN-09-302

15

TS. Lê Thị Hồng Hải

 

 

2. Hóa Hữu cơ

Một số sản phẩm nghiên cứu của Bộ môn đã được đưa vào sử dụng như chất dẫn dụ ruồi vàng hại cam Metyl eugeunol (giai đoạn 1980-1990) 

3. Hóa lí

 

4. Hóa Phân tích

1 Nhiều công trình khoa học đã được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước

2. Sách giáo trình (với tác giả là cán bộ cơ hữu):

   - Nguyễn Tinh Dung, Đào Thị Phương Diệp. Hóa học phân tích. Câu hỏi và bài tập. Cân bằng ion trong dung dịch. NXB ĐHSP Hà Nội 2005. Tái bản lần 1 năm 2008; lần 2 năm 2011: đang in tái bản lần 3.

   - Đào Thị Phương Diệp, Đỗ Văn Huê. Giáo trình Hóa học phân tích. Cơ sở phân tích định lượng hóa học. NXB ĐHSP Hà Nội 2007; đang in tái bản lần 1.

   - Nguyễn Thị Thu Nga. Giáo trình Hóa học Phân tích. Hướng dẫn thực hành. NXB ĐHSP Hà Nội 2007; đang in tái bản lần 1.

   - Dương Quang Phùng. Một số phương pháp Phân tích điện hóa. NXB ĐHSP Hà Nội 2009.

5. Phương pháp giảng dạy

- Là một trong số các bộ môn có truyền thống về đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường ĐHSP, nhiều năm liền Bộ môn đã chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà n­ước, cấp Bộ, cấp tr­ường.  Bộ môn đã chủ trì và triển khai  2 Đề tài KH cấp Nhà nước, chủ trì trên 10 Đề tài cấp Bộ và tương đương, 01 Đề án triển khai tiến bộ Khoa học kỹ thuật cấp Bộ, tích cực tham gia cải cách giáo dục, gần đây nhất là tham gia Dự án nhà nước đào tạo giáo viên THCS ,  Dự án đổi mới chương trình và sách giáo khoa bậc phổ thông, Dự án phát triển Giáo viên THPT và TCCN,  Bộ môn đã chủ trì trên 20 đề tài khoa học cấp Trường và hợp tác nghiên cứu với nhiều cơ quan khoa học khác, với các tỉnh, thành phố trong cả nước, tham gia các Hội nghị khoa học trong nước và quốc tế,  công bố hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học trên các Tạp chí Khoa học trong nước và quốc tế.

6. Hóa Công nghệ - Môi trường

Bộ môn đã hoàn thành thêm 2 đề tài cấp Bộ, 4 đề tài cấp trường. Tham gia 01 đề tài cấp nhà nước.

Hợp tác trong nước

- Hợp tác nghiên cứu cùng với Viện Hóa học, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Kĩ thuật nhiệt đới, Viện Hóa sinh biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam (Bộ Công thương), Trường ĐHKHTN (Đại học quốc gia Hà Nội)…

- Hợp tác với nhóm vật lí chất rắn của khoa Vật lí-ĐHSP HN

- Hợp tác với nhóm nghiên cứu của ĐH Công nghiệp làm đề tài về tổng hợp vật liệu nano chitosan-oxit sắt từ để xử lí kim loại nặng trong nước thải.

- Tham gia công tác chuyên gia cho đoàn công tác Bộ nông nghiệp PTNT về khảo sát tình hình ô nhiễm tại các vùng nuôi thủy sản của Việt Nam.

- Tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ tiêu chuẩn cho các đơn vị quản lý và sản xuất của Việt Nam.


Hợp tác quốc tế

- Hợp tác nghiên cứu với Viện vật liệu Jean Rouxel, ĐH Nantes (CH Pháp), Viện hóa học cao phân tử, Viện Hàn lâm khoa học, CH Sec, Viện Hóa lý và điện hóa, ĐH Dresden (CHLB Đức), Viện Dược liệu Thượng Hải, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, Institute of Bio-Nano Technology Korea, UMR CNRS France, Department of Chemistry University Lueven Belgium, Viện Hóa sinh thực vật Leibniz, CHLB Đức (đã ký biên bản ghi nhớ về đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện với trường Đại học Sư phạm Hà nội), Trường Đại học tổng hợp Tokushima Bunri, Nhật Bản ….

- Hợp tác với nhiều trường Đại học, Trung tâm Khoa học và Viện nghiên cứu trên Thế giới: Đại học Leuven-Bỉ, Đại học Emory-Mỹ, Đại học quôc gia Chaio Tung-Đài Loan, Đại học tổng hợp New England, Đại học Chemnitz - Đức, Đại học Paris 6 – Pháp, Đại học Trung Sơn – Trung Quốc, Đại học Waterloo – Canada.

- Tổ chức một số hội thảo mời chuyên gia nước ngoài (Canada, Bỉ, Nhật) về báo cáo và giảng dạy.


Đang trực tuyến: 124
Tổng lượt truy cập: 13.620.756
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top

https://paperio-live.com

https://agario.red

https://naughtyworms.com

escort pendikmaltepe escort
Tokyo Olympics live stream