A A+
Khoa Sư phạm Kỹ thuật
Địa chỉ 136 Đường Xuân Thuỷ – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại ( 84-4) 38347104
Email spkt@hnue.edu.vn
Website
Thành lập 1970

Chức năng nhiệm vụ

Đào tạo giáo viên chuyên ngành Sư phạm Kĩ thuật công nghiệp có trình độ đại học (cử nhân Sư phạm kĩ thuật) cho các trường trung học phổ thông, các Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp.

Đào tạo giáo viên chuyên ngành Sư phạm Kĩ thuật điện và chuyên ngành Sư phạm Kĩ thuật điện tử có trình độ đại học (cử nhân Sư phạm kĩ thuật) cho các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng nghề, trung cấp nghề và các Trung Tâm Kĩ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp.

Đào tạo cử nhân ngành Công nghệ Thiết bị trường học cho các trường phổ thông.

Bồi dưỡng Sau đại học (cấp chứng chỉ).

Đào tạo Sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Kĩ thuật công nghiệp.

Nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình giảng dạy cho các trường ĐHSP, CĐSP; biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tập huấn giáo viên môn Công nghệ cho các trường THCS và THPT.

Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên Công nghệ phổ thông, viên chức làm công tác thiết bị trường học.

Giới thiệu về ban lãnh đạo

BAN CHI ỦY CHI BỘ

    Bí thư:          PGS.TS. Nguyễn Trọng Khanh

    Phó Bí thư:  PGS. TS. Lê Huy Hoàng

    Chi ủy viên: ThS. Nguyễn Cao Đằng

    BAN CHỦ NHIỆM KHOA

    Trưởng khoa:          PGS.TS Nguyễn Trọng Khanh

    Phó Trưởng khoa:  PGS.TS. Lê Huy Hoàng

    Phó Trưởng khoa:  ThS. Phạm Khánh Tùng

Cơ cấu tổ chức

* Chi bộ: có 5 Tổ Đảng:

            - Tổ Đảng Kĩ thuật cơ khí; Tổ trưởng: Chu Văn Vượng.

            - Tổ Đảng Động cơ đốt trong; Tổ trưởng: Nguyễn Hoài Nam.

            - Tổ Đảng Kĩ thuật điện; Tổ trưởng: Hoàng Kim Hải.

            - Tổ Đảng Kĩ thuật điện tử - Tin học; Tổ trưởng: Trịnh Văn Đích.

            - Tổ Đảng Phương pháp dạy học; Tổ trưởng: Lê Huy Hoàng.

    * Chính quyền: có 5 bộ môn và 1 Tổ Văn phòng:

            - Bộ môn Kĩ thuật cơ khí; Trưởng bộ môn: Nguyễn Kim Thành.

            - Bộ môn Động cơ đốt trong; Trưởng bộ môn: Nguyễn Hoài Nam.

            - Bộ môn Kĩ thuật điện; Trưởng bộ môn: Trần Minh Sơ.

            - Bộ môn Kĩ thuật điện tử - Tin học; Trưởng bộ môn: Đặng Văn Nghĩa.

            - Bộ môn Phương pháp dạy học; Trưởng bộ môn: Lê Huy Hoàng.

            - Tổ Văn phòng; Tổ trưởng: Nguyễn Thị Hoa.

    * Công đoàn:

         Ban Chấp hành: Chủ tịch: Trịnh Văn Đích; Phó Chủ tịch: Dương Hoàng Oanh; UV BCH: Nguyễn Cẩm Thanh. Có 6 Tổ Công đoàn.

    * Đoàn Thanh niên:

         Ban Chấp hành Liên Chi đoàn:

- Bí thư: Nguyễn Thị Thanh Huyền (cán bộ);

- Phó Bí thư: Phạm Thu Lê (cán bộ) và Đinh Mỹ Anh (sinh viên) ; 

- UV BCH: 4 sinh viên.

Liên chi đoàn có 8 Chi đoàn, trong đó có 1 chi đoàn cán bộ.

Đội ngũ cán bộ

Thời điểm

Tổng số

Trình độ

Chức danh

Hợp đồng

TS

ThS

CN-KS

PGS

GVC

GV

GVDN

CVC

CV

KTV

10/2012

36

6

24

6

3

6

15

9

 

3

 

1

Phân công nhiệm vụ

Trưởng khoa:          PGS.TS Nguyễn Trọng Khanh

         Phụ trách chung, thi đua, tuyên huấn, tổ chức, tài chính và đào tạo SĐH.

    Phó Trưởng khoa:  PGS.TS. Lê Huy Hoàng

         Phụ trách công tác đào tạo đại học hệ chính quy và không chính quy, đào tạo cao đẳng hệ chính quy và NCKH.

    Phó Trưởng khoa:  ThS. Phạm Khánh Tùng

         Phụ trách công tác đào tạo cao đẳng TBTH hệ không chính qui, bồi dưỡng TBTH, cơ sở vật chất và quản lí sinh viên.

    Trưởng bộ môn: 

         Trưởng bộ môn phụ trách trực tiếp công tác tổ chức, thi đua, hoạt động chuyên môn và tài chính của tổ bộ môn; phân công cán bộ trong tổ bộ môn thực hiện kế hoạch đào tạo; duyệt đề thi kết thúc học phần; đề nghị Trưởng khoa về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh Phó Trưởng bộ môn, Trưởng phòng thực hành, tuyển chọn và thuyên chuyển cán bộ trong tổ bộ môn (sau khi đã hoàn tất các thủ tục qui định). Trưởng bộ môn có thể trực tiếp giải quyết và điều chỉnh lại một số việc đã phân công cho Phó Trưởng bộ môn.

         Trưởng bộ môn là uỷ viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa.

    Phó Trưởng bộ môn:

         Phó Trưởng bộ môn được Trưởng bộ môn phân công phụ trách một số phần việc của tổ bộ môn và chịu trách nhiệm về những việc phụ trách. Phó Trưởng bộ môn thay mặt Trưởng bộ môn chỉ đạo, điều hành, giải quyết và quyết định các phần việc theo sự phân công của Trưởng bộ môn; thực hiện chức năng của Trưởng bộ môn khi được uỷ quyền.

         Phó Trưởng bộ môn phụ trách, điều hành trực tiếp các hoạt động về: mua sắm, bảo quản thiết bị, xây dựng phòng thực hành, thí nghiệm của bộ môn; tổ chức kiểm kê, thanh lí tài sản của bộ môn và một số công việc khác được phân công.

Giới thiệu về công đoàn

Là công đoàn bộ phận trực thuộc Công đoàn trường ĐHSP Hà Nội, Công đoàn khoa SPKT hiện nay có gần 40 công đoàn viên. Trong những năm vừa qua, công đoàn khoa đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của khoa.

- Cùng với chính quyền, Công đoàn khoa tích cực tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, thái độ và lập trường chính trị cho đoàn viên công đoàn nhằm nâng cao nhận thức giai cấp, ý thức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo. Góp phần giữ gìn và xây dựng khối đoàn kết trong toàn thể cán bộ giáo viên trong khoa, cùng tiếp tục phấn đấu xây dựng khoa ngày càng vững mạnh và phát triển.

- Luôn động viên công đoàn viên phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, năng lực dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo. Phong trào nghiên cứu khoa học, chế tạo đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học cũng được đông đảo đoàn viên công đoàn khoa nhiệt liệt hưởng ứng.

- Công đoàn khoa SPKT có nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tổ chức thăm hỏi, động viên các cá nhân và gia đình công đoàn viên khi có việc hiếu, hỷ, ốm đau, bệnh tật...Trong nhiều năm gần đây, Công đoàn đều tổ chức cho cán bộ trong khoa đi du Xuân đầu năm mới và nghỉ mát vào mỗi dịp hè.

- Do đặc thù là công đoàn trường học nên công tác nữ trong hoạt động công đoàn luôn luôn được quan tâm. Phong trào “giỏi việc trường, đảm việc nhà” được các đồng chí nữ tham gia tích cực. Ngoài việc tham gia đầy đủ, tích cực và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, các đồng chí cán bộ của khoa đã quan tâm thích đáng trong việc nuôi dạy con ngoan xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Ban chấp hành công đoàn khoa duy trì nề nếp sinh hoạt theo định kỳ nhằm triển khai các Nghị quyết của công đoàn cấp trên và của Chi ủy khoa SPKT. Phát hiện và bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng xem xét và kết nạp vào đội ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

 

Giới thiệu về đoàn thanh niên

-  Là một Liên chi đoàn nhỏ, với số lượng đoàn viên chưa tới 200 thành viên, nhưng dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội; sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của Chi ủy, Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong khoa Sư phạm kĩ thuật; cùng với sự nỗ lực nhiệt tình của đội ngũ cán bộ Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên khoa và của tất cả các đoàn viên - sinh viên, công tác Đoàn và phong trào sinh viên khoa SPKT đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào việc đẩy mạnh phong trào thanh niên - sinh viên của Đoàn trường ĐHSP Hà Nội, góp phần công sức vào việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và các hoạt động của khoa SPKT.

     - Trên cơ sở nhận thức đúng nhiệm vụ quan trọng của tổ chức đoàn thể là tập hợp, tuyên truyền, giáo dục và định hướng lý tưởng cho đoàn viên, thanh niên, LCĐ và LCH SV khoa SPKT đã triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đoàn cấp trên, của Chi bộ khoa SPKT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. 

     - Xác định được nhiệm vụ học tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trọng tâm của sinh viên. LCĐ – LCH SV khoa SPKT đã tập trung mọi hoạt động nhằm mục đích tạo điều kiện để đoàn viên - sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

     - Bên cạnh đó, các hoạt động văn hoá - văn nghệ - thể dục thể thao đã được LCĐ tổ chức và triển khai có chất lượng và đã tạo được không khí sôi nổi, hào hứng trong mỗi đoàn viên - sinh viên của LCĐ, ảnh hưởng tích cực đến phong trào học tập và rèn luyện của đoàn viên - sinh viên khoa SPKT và cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ.

     - Dưới sự chỉ đạo của Chi uỷ khoa SPKT và BCH Đoàn trường ĐHSP Hà Nội, công tác tham gia xây dựng Đảng của LCĐ khoa SPKT đã được triển khai có hiệu quả. LCĐ luôn thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo mang tính chất định hướng của Chi uỷ, giúp đỡ những đồng chí đoàn viên có chí hướng phấn đấu để được kết nạp Đảng, giới thiệu đoàn viên ưu tú với Chi bộ để có được sự bồi dưỡng cần thiết từ phía tổ chức Đảng.

 

Các chuyên ngành đào tạo đại học

Hiện nay khoa đang thực hiện 03 chuyên ngành đào tạo:

            - Sư phạm Kĩ thuật công nghiệp: Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Công nghệ tại Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và các Trung Tâm Kĩ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp. Ngoài ra, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm, giảng dạy một số môn thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ ô tô – xe máy, kĩ thuật điện và kĩ thuật điện tử tại các trường trung cấp và cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp và cao đẳng nghề.

            - Sư phạm Kĩ thuật điện: Đào tạo giáo viên giảng dạy về Kĩ thuật điện tại các trường trung cấp và cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp và cao đẳng nghề. Ngoài ra, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể giảng dạy môn Công nghệ tại Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và các Trung Tâm Kĩ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp.

            - Sư phạm Kĩ thuật điện tử: Đào tạo giáo viên giảng dạy về Kĩ thuật điện tử tại các trường trung cấp và cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp và cao đẳng nghề. Ngoài ra, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể giảng dạy môn Công nghệ tại Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và các Trung Tâm Kĩ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp.

Các chuyên ngành đào tạo cao học

- Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Kĩ thuật công nghiệp.

 - Mã số: 60140111

Các chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh

- Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Kĩ thuật công nghiệp.

- Mã số: 62140111

Đội ngũ cán bộ đào tạo đại học, sau đại học

TT

Họ và Tên

Chức danh, Học vị

Ghi chú

1

Phạm Khuynh Diệp

GVDN.ThS

Đào tạo ĐH

2

Nguyễn Cao Đằng

GV.ThS

Đào tạo ĐH

3

Trịnh Văn Đích

GVDN.ThS

Đào tạo ĐH

4

Đặng Minh Đức

GVDN.ThS

Đào tạo ĐH

5

Hoàng Kim Hải

GVC.ThS

Đào tạo ĐH

6

Nhữ Thị Việt Hoa

GV.ThS

Đào tạo ĐH

7

Lê Huy Hoàng

PGS.TS

Đào tạo ĐH, SĐH

8

Lưu Quang Huy

GVC.TS

Đào tạo ĐH

9

Nguyễn Thị Thanh Huyền

GV.ThS

Đào tạo ĐH

10

Nguyễn Trọng Khanh

PGS.TS

Đào tạo ĐH, SĐH

11

Nguyễn Thị Mai Lan

GV.ThS

Đào tạo ĐH

12

Vũ Thị Lan

GVDN.ThS

Đào tạo ĐH

13

Nguyễn Hoài Nam

GV.TS

Đào tạo ĐH, SĐH

14

Đặng Văn Nghĩa

PGS.TS

Đào tạo ĐH, SĐH

15

Đàm Thúy Ngọc

GV

Đào tạo ĐH

16

Dương Hoàng Oanh

GVDN.ThS

Đào tạo ĐH

17

Nguyễn Thị Hồng Phượng

GV.ThS

Đào tạo ĐH

18

Lê Xuân Quang

GVDN.ThS

Đào tạo ĐH

19

Đỗ Ngọc Quỳnh

GV.ThS

Đào tạo ĐH

20

Trần Minh Sơ

GVC.ThS

Đào tạo ĐH

21

Nguyễn Cẩm Thanh

GVDN.ThS

Đào tạo ĐH

22

Nguyễn Kim Thành

GVC.TS

Đào tạo ĐH, SĐH

23

Chu Kiến Thiết

GV.ThS

Đào tạo ĐH

24

Đặng Xuân Thuận

GVC.ThS

Đào tạo ĐH

25

Vũ Thị Ngọc Thúy

GV.ThS

Đào tạo ĐH

26

Hoàng Ngọc Thuyết

GV.ThS

Đào tạo ĐH

27

Phan Thanh Toàn

GV.ThS

Đào tạo ĐH

28

Đặng Ngọc Trường

GVDN

Đào tạo ĐH

29

Nguyễn Anh Tuấn

GVDN.ThS

Đào tạo ĐH

30

Phạm Khánh Tùng

GV.ThS

Đào tạo ĐH

31

Chu Văn Vượng

GVC.ThS

Đào tạo ĐH

32

Nguyễn Thị Hoàng Yến

GV

Đào tạo ĐH

Danh sách cán bộ trong trường ĐHSPHN tham gia giảng dạy tại khoa

33

Nguyễn Văn Bính

PGS.TS

Đào tạo ĐH, SĐH

34

Nguyễn Danh Điệp

ThS

Đào tạo ĐH

35

Ngô Văn Hoan

ThS

Đào tạo ĐH

36

Nguyễn Văn Khôi

PGS.TS

Đào tạo ĐH, SĐH

37

Nguyễn Thị Minh Ngọc

ThS

Đào tạo ĐH

38

Vương Huy Thọ

ThS

Đào tạo ĐH

39

Nguyễn Thị Hồng Trang

ThS

Đào tạo ĐH

40

Nguyễn Văn Vận

ThS

Đào tạo ĐH

Bộ môn & Đơn vị trực thuộc

Khoa Sư phạm kĩ thuật có 5 bộ môn với các chức năng nhiệm vụ chính như sau:         

    1. Bộ môn Kĩ thuật cơ khí:

- Lực lượng cán bộ: bộ môn có 6 cán bộ với 2 TS và 4 ThS.

- Chức năng nhiệm vụ chính: Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy các môn học về Hình học họa hình, Vẽ kĩ thuật, Cơ kĩ thuật, Cơ khí đại cương, Gia công cơ khí và các chuyên đề về lĩnh vực cơ khí.

    2. Bộ môn Động cơ đốt trong:

- Lực lượng cán bộ: bộ môn có 7 cán bộ với 1 TS, 4 ThS và 2 cử nhân.

- Chức năng nhiệm vụ chính: Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy các môn học về Toán học, Vật lí, Động cơ đốt trong, Ô tô, Xe máy và các chuyên đề về lĩnh vực động cơ đốt trong, ô tô, xe máy.

    3. Bộ môn Kĩ thuật điện:

- Lực lượng cán bộ: bộ môn có 6 cán bộ với 5 ThS và 1 cử nhân.

- Chức năng nhiệm vụ chính: Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy các môn học về chuyên ngành Kĩ thuật điện

    4. Bộ môn Kĩ thuật điện tử - Tin học:

- Lực lượng cán bộ: bộ môn có 8 cán bộ với 1 PGS.TS, 6 ThS và 1 cử nhân.

- Chức năng nhiệm vụ chính: Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy các môn học về Kĩ thuật điện tử và Công nghệ thông tin.

    5. Bộ môn Phương pháp dạy học:

- Lực lượng cán bộ: bộ môn có 6 cán bộ với 2 PGS.TS, 1 TS và 3 ThS.

- Chức năng nhiệm vụ chính: Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy các môn học về Lí luận và Phương pháp dạy học. Bộ môn còn đảm nhiệm đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Kĩ thuật công nghiệp.

Cơ sở vật chất và các phòng thí nghiệm

Với chức năng và nhiệm vụ về đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa, hiện nay khoa có 12 phòng thực hành. Đó là các phòng:

    1. Phòng Thực hành Nguội: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành gia công cơ khí nghề nguội cơ bản.

    2. Phòng Thực hành Tiện: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành gia công trên máy tiện.

    3. Phòng Thực hành Công nghệ cao: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành gia công trên các thiết bị tự động hiện đại như các máy phay, máy tiện CNC.

    4. Phòng Thực hành Động cơ đốt trong: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành tháo, lắp, sửa chữa động cơ đốt trong.

    5. Phòng Thực hành Ô tô – Xe máy: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành tháo, lắp, sửa chữa ô tô, xe máy.

    6. Phòng Thực hành Kĩ thuật điện 1: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành thiết kế và lắp ráp các mạch điện.

    7. Phòng Thực hành Kĩ thuật điện 2: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành về máy điện như máy biến áp, động cơ điện, các thiết bị điện lạnh và điện nhiệt.

    8. Phòng Thực hành Điều khiển tự động: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành thiết kế, lắp ráp các mạch điều khiển tự động.

    9. Phòng Thực hành Tin học: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành về tin học ứng dụng, mạng máy tính, ứng dụng tin học trong dạy học kĩ thuật.

    10. Phòng Thực hành Vi xử lý: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành về kĩ thuật vi xử lí, vi điều khiển, kết nối mạng máy tính, thiết bị điện tử dân dụng.

    11. Phòng Thực hành Kĩ thuật điện tử: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành kĩ thuật tương tự, kĩ thuật số, thiết kế và chế tạo mạch điện tử.

    12. Phòng Thực hành Phương pháp dạy học: trang thiết bị phục vụ sinh viên thực hành phương pháp dạy học kĩ thuật.

            Khoa cũng xây dựng Phòng Tư liệu có diện tích 60 m2, với các tài liệu, tạp chí khoa học, kĩ thuật bằng tiếng Việt, tiếng Anh; các luận văn, luận án của học viên cao học, nghiên cứu sinh của khoa đã thực hiện.

         Với xu hướng đa dạng chuyên ngành đào tạo, công tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được chú trọng. Tập trung giải quyết tốt một số việc cụ thể sau:

         - Tổ chức khai thác tốt phòng Thực hành Công nghệ cao, phòng Thực hành Điều khiển tự động theo hướng phục vụ đào tạo đại học,  sau đại học; phục vụ đào tạo nghề và phục vụ nghiên cứu khoa học v.v…

         - Xây dựng, hoàn thiện và khai thác tốt các phòng thực hành phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo kĩ thuật viên làm công tác Thiết bị trường học; đào tạo cử nhân đại học ngành Sư phạm kĩ thuật điện và Sư phạm kĩ thuật điện tử để đào tạo giáo viên cho các cơ sở dạy nghề, các trường cao đẳng, trung cấp kĩ thuật v.v..

         - Hướng tới thành lập, “Trung tâm nghiên cứu khoa học và dịch vụ công nghệ” nhằm phục vụ đào tạo đại học, đào tạo nghề và các công việc dịch vụ kĩ thuật.

 

(Thông tin chi tiết về lí lịch khoa học của giảng viên sẽ tự cập nhật, có hướng dẫn cụ thể sau)

Lĩnh vực nghiên cứu

Với chức năng và nhiệm vụ đào tạo của khoa, lĩnh vực nghiên cứu của khoa tập trung vào một số hướng chính sau:

- Nghiên cứu về khoa học – công nghệ: Công nghệ chế tạo máy và Điều khiển tự động.

- Nghiên cứu về khoa học giáo dục: Phát triển chương trình đào tạo đại học, cao đẳng; chương trình giáo dục công nghệ phổ thông. Lí luận dạy học kĩ thuật, dạy nghề. Phương pháp dạy học kĩ thuật nói chung và dạy học Công nghệ phổ thông nói riêng. Kĩ năng về dạy học và nghiệp vụ sư phạm.

Đề tài nghiên cứu

Hiện nay cán bộ của khoa đang thực hiện các đề tài sau:

    1. Xây dựng thẻ kỹ năng dạy học và băng hình hỗ trợ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa SPKT. Chủ trì: Lê Xuân Quang.

    2. Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khoa SPKT. Chủ trì: Nhữ Thị Việt Hoa.

    3. Xây dựng modul thực hành điều khiển PID tương tự phục vụ dạy học thực hành lý thuyết điều khiển tự động. Chủ trì: Phạm Khánh Tùng.

    4. Thiết kế và xây dựng bài dạy e-learning một số nội dung trong học phần Thiết bị điện tử. Chủ trì: Nguyễn Thị Mai Lan.

    5. Thiết kế, chế tạo thiết bị điều chế tín hiệu AM để phục vụ cho việc dạy học môn Thiết bị điện tử dân dụng tại khoa Sư phạm kĩ thuật trường ĐHSP Hà Nội. Chủ trì: Vũ Thị Ngọc Thúy.

Sản phẩm nghiên cứu

Cho đến nay, số công trình nghiên cứu khoa học của khoa bao gồm:

         - Chủ trì đề tài NCKH: cấp Nhà nước: 4; cấp Bộ: 35; cấp Trường: 54. Các đề tài NCKH đa dạng và phong phú, đề cập tới nhiều ứng dụng kĩ thuật trong đời sống, có ý nghĩa thiết thực học đi đôi với hành.

         - Tổng số bài báo khoa học đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước: 175 bài.

         - Biên soạn 107 giáo trình đại học, cao đẳng.

         - Tổ chức nhiều cuộc Hội thảo khoa học cấp quốc gia, giải quyết nhiều vấn đề mang tính thời sự và hoạch định chiến lược cho chuyên ngành.

         - Nhiều cán bộ của khoa đã tham gia tổng chủ biên, chủ biên, tác giả biên soạn bộ sách giáo khoa và sách giáo viên môn Công nghệ 10, Công nghệ 11 và Công nghệ 12; là chủ biên và tác giả biên soạn chương trình, sách giáo khoa Kĩ thuật nghề cho chương trình trung học phổ thông kĩ thuật.

         - Cán bộ của khoa là lực lượng chủ chốt tổ chức và trực tiếp tập huấn bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

         - Cán bộ khoa đã tham gia Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng ngành Kĩ thuật công nghiệp, thuộc Hội đồng Khối ngành sư phạm để thực hiện xây dựng chương trình khung giáo dục đại học, trình độ đại học, ngành Kĩ thuật công nghiệp.

         - Hội nghị khoa học của giảng viên và của học viên được tổ chức thường xuyên với chất lượng cao. nhiều đề tài nghiên cứu đã được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn.

         - Sự kết hợp giữa thày và trò, đã tạo ra không khí NCKH sôi nổi, khuyến khích sinh viên đam mê NCKH. Trong những năm qua nhiều sinh viên đã đoạt giải của Trường, của Bộ về thành tựu NCKH. Đặc biệt, trong nhiều năm, nhóm sinh viên của khoa đã nghiên cứu và tham dự cuộc thi ROBOCON.

Hợp tác trong nước

- Hợp tác với Vụ Giáo dục trung học trong việc biên soạn SGK môn Công nghệ; tài liệu bồi dưỡng; trực tiếp tập huấn cho giáo viên cốt cán môn công nghệ về thực hiện chương trình, SGK mới, đổi mới PPDH và KTĐG theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, xây dựng ma trận đề.

- Hợp tác với Tổng cục dạy nghề trong việc biên soạn tài liệu và tập huấn cho cán bộ quản lý dạy nghề về ứng dụng e-learning trong quản lý dạy nghề; tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề trực thuộc Tổng cục.

- Hợp tác với Hiệp hội SPKT để xây dựng chương trình khung ngành SPKT; tham dự các hội thảo của hiệp hội; tham gia thỉnh giảng các học phần PPDH cho khoa SPKT, Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

- Hợp tác với tổ chức VVOB Việt Nam trong việc biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn cho giảng viên cốt cán về các chuyên đề “dạy học dựa trên giải quyết vấn đề”, “e-learning và ứng dụng trong dạy học”, “kỹ năng thúc đẩy và hướng dẫn đồng nghiệp”.

- Hợp tác với các nhà khoa học thuộc Viện KHGD Việt Nam, Tổng cục dạy nghề, Bộ Giáo dục và đào tạo, Trường ĐHBK Hà Nội trong đào tạo, hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Hợp tác quốc tế

- Hợp tác với Đại học Potsdam, Cộng hòa Liên bang Đức theo hướng mời chuyên gia tham gia dạy chuyên đề cho học viên cao học; đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Đang trực tuyến: 124
Tổng lượt truy cập: 13.620.756
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top

https://paperio-live.com

https://agario.red

https://naughtyworms.com

escort pendikmaltepe escort
Tokyo Olympics live stream