A A+
Khoa Giáo dục Mầm non
Địa chỉ Tầng VI, Nhà V – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Điện thoại 0437547095
Email k.gdmn@hnue.edu.vn
Website http://gdmn.hnue.edu.vn
Thành lập 1985

Chức năng nhiệm vụ

- Đào tạo Cử nhân Sư phạm Mầm non: cung cấp nguồn giáo viên mầm non chất lượng cao cho ngành giáo dục toàn quốc. Đào tạo cử nhân sư phạm mầm non: Hệ chính quy 4 năm, hệ ngoài chính quy, liên thông, vừa học vừa làm  v.v.

- Đào tạo sau đại học, là Khoa đầu tiên triển khai nhiệm vụ đào tạo hệ Tiến sĩ Giáo dục Mầm non ở Việt Nam.

- Tổ chức biên soạn và thẩm định các chương trình, giáo trình, đào tạo cử nhân, sau đại học Giáo dục Mầm non trong cả nước.

- Tổ chức nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực thuộc khoa học Giáo dục Mầm non.

-  Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu, tư vấn, trao đổi chuyên gia v.v.

Giới thiệu về ban lãnh đạo

- Trưởng khoa: PGS. TS. Lã Thị Bắc Lý          

- Phó trưởng khoa: PGS. TS. Đặng Hồng Phương          

- Phó trưởng khoa: TS. Hoàng Quý Tỉnh

Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức, khoa Giáo dục Mầm non gồm 5 Bộ môn (Tâm lí học- Giáo dục học trẻ em, Giáo dục thể chất, Giáo dục Ngôn ngữ - Văn học, Giáo dục Nghệ thuật, Giáo dục trí tuệ) và bộ phận Văn phòng dưới sự điều hành của Chi ủy- Ban Chủ nhiệm khoa. Hội đồng Khoa học – Đào tạo của khoa gồm 10 thành viên có vai trò hỗ trợ cho Ban Chủ nhiệm khoa về nghiên cứu khoa học và đào tạo.

Khoa Giáo dục Mầm non gồm 5 Bộ môn (Giáo dục học trẻ em, Giáo dục thể chất, Giáo dục Ngôn ngữ - Văn học, Giáo dục Nghệ thuật, Giáo dục trí tuệ) và bộ phận Văn phòng dưới sự điều hành của Ban Chủ nhiệm khoa. 

Đội ngũ cán bộ

Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa hiện tại gồm 29 người, trong đó có: 9 PGS.TS, 1 Tiến sĩ, 9 Thạc sĩ, 10 cử nhân. Các cán bộ của Khoa đã có bề dày kinh nghiệm gần 30 năm đào tạo cử nhân và thạc sĩ giáo dục mầm non, có kinh nghiệm nghiên cứu và hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ của Khoa là lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng, biên soạn và thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo giáo viên mầm non, chương trình chăm sóc - giáo dục mầm non; tập huấn, bồi dưỡng giáo viên mầm non trong cả nước về đổi mới chương trình, tài liệu hướng dẫn GDMN, ứng dụng công nghệ thông tin trong GDMN .v.v.

Phân công nhiệm vụ

- Trưởng khoa: PGS. TS. Lã Thị Bắc Lý (phụ trách chung và các vấn đề tổ chức, nhân sự…)
- Phó trưởng khoa: PGS. TS. Đặng Hồng Phương (phụ trách đào tạo cử nhân)
- Phó trưởng khoa: TS. Hoàng Quý Tỉnh (phụ trách đào tạo Sau đại học và Nghiên cứu khoa học).
- Bí thư chi bộ: PGS.TS Nguyễn Thị Hòa
- Chủ tịch Công đoàn: PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên
- Bí thư Liên chi đoàn: Th.sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn
- Chủ nhiệm Bộ môn Tâm lí học - Giáo dục học trẻ em: PGS. TS. Nguyễn Như Mai
- Chủ nhiệm Bộ môn Giáo dục thể chất: PGS. TS. Đặng Hồng Phương
- Chủ nhiệm Bộ môn Giáo dục Ngôn ngữ - Văn học: PGS. TS. Đinh Hồng Thái
- Chủ nhiệm Bộ môn Giáo dục Nghệ thuật: PGS. TS. Lê Thanh Thủy

- Chủ nhiệm Bộ môn Giáo dục trí tuệ: PGS. TS. Hoàng Thị Phương

Giới thiệu về công đoàn

Công đoàn khoa Giáo dục Mầm non với 29 công đoàn viên tích cực tham gia với chính quyền chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV như: động viên thăm hỏi kịp thời những đ/c ốm đau (kể cả những cán bộ đã về hưu) và đảm bảo đúng, đủ chế độ chính sách cho anh em, tích cực tham gia các phong trào do công đoàn trường phát động như: thi văn nghệ, thể thao, tạo việc làm cho tất cả các CĐV như dạy ngoài trường, trông thi…nhằm tăng thêm thu nhập cho mọi người theo điều kiện, khả năng của mỗi người và của khoa.

Hàng năm công đoàn khoa GDMN phối hợp cùng chính quyền tổ chức cho CĐV đi du lịch nước ngoài nhằm tăng cường sự gần gũi, đoàn kết, chia sẻ giữa các CĐV trong khoa, như: Du lịch Thái Lan (2007), du lịch Quảng Châu- Thâm Quyến  (Trung Quốc, 2008), Du lịch Malaixia - Singapor (2010), Du lịch Bắc Kinh – Thượng hải ( Trung Quốc, 2012)v.v…và  tham quan hầu hết các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trong nước như Hạ Long, Sa pa, ...

Các công đoàn viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện như: giúp đỡ học sinh nghèo khó miền núi, giúp đỡ đồng bào lũ lụt…       Hàng năm công đoàn thực hiện chu đáo công tác chăm sóc các cháu thiếu niên, nhi đồng: thăm hỏi, tặng quà của khoa của trường, động viên kịp thời các cháu trong học tập, tặng quà các cháu nhân ngày 1/6, tết Trung Thu…

Công đoàn 2 năm gần đây đã kết nạp thêm 6 đ/c như: Việt, Trang, Luyến, Liên, Vân, Mỹ Dung, Kim Dung, Hà Linh  là công đoàn viên khoa GDMN. Công đoàn đã giới thiệu các CĐV ưu tú làm đối tượng Đảng, đã giới thiệu nhiều CĐV học lớp nhận thức về Đảng.

Giới thiệu về đoàn thanh niên

Liên chi đoàn khoa GDMN có 5 chi đoàn trực thuộc với trên 200 đoàn viên, trong đó gồm 1 chi đoàn cán bộ và 4 chi đoàn sinh viên. Trong những năm học vừa qua, các đoàn viên trong liên chi đoàn đã tích cực học tập, rèn luyện đạo đức tác phong, sôi nổi trong các phong trào của Đoàn trường phát động và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động tại khoa.

LCĐ khoa luôn quan tâm, định hướng để đoàn viên sinh viên có tư tưởng chính trị đúng đắn. Các đoàn viên sinh viên đều có ý thức giữ gìn, xây dựng nếp sống văn minh, tác phong của sinh viên sư phạm, nhiệt tình, đoàn kết có ý thức tốt trong việc học tập, rèn luyện đạo đức và phát triển phong trào đoàn hội ở cơ sở mình.

Nhiều cá nhân và tập thể trong Liên chi đoàn đã được nhận bằng khen và Giấy khen các cấp. Năm 2012, Liên chi đoàn khoa GDMN đã vinh dự được nhận bằng khen của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vì những thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

Tại Đại hội Liên chi đoàn nhiệm kỳ 2012-2014, Liên chi đoàn đã bầu ra 11 đồng chí trong Ban chấp hành Liên chi đoàn.

Các chuyên ngành đào tạo đại học

- Chuyên ngành Giáo dục Mầm non

- Chuyên ngành Giáo dục Mầm non – Tiếng Anh.

Các chuyên ngành đào tạo cao học

Khoa Giáo dục Mầm non hiện nhận nhiệm vụ đào tạo 01 chuyên ngành cao học (Giáo dục Mầm non).

Các chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh

Chuyên ngành Giáo dục Mầm non.

Đội ngũ cán bộ đào tạo đại học, sau đại học

Bộ môn & Đơn vị trực thuộc

Cơ sở vật chất và các phòng thí nghiệm

- Khoa Giáo dục mầm non có phòng tư liệu với gần 500 đầu sách và thường xuyên được cập nhật, bổ sung đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu.

- Khoa có phòng thực hành phương pháp giảng dạy với đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thực hiện phương pháp dạy học mới.

- Có một phòng hội trường dành cho hội nghị, hội thảo khoa học và cho học viên tự học, tự nghiên cứu.

- Có 1 phòng máy tính, kết nối internet nhằm phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy và học, tra cứu thông tin và hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên.

- Có 1 phòng đàn với các loại đàn Organ có nhiều tính năng phục vụ đào tạo các học phần liên quan đến âm nhạc và giáo dục âm nhạc.

- Có 1 phòng học chất lượng cao phục vụ đào tạo sinh viên chính quy của khoa.

Lĩnh vực nghiên cứu

a. Các lĩnh vực đang nghiên cứu

Bảng 1. Các lĩnh vực đang nghiên cứu

 

TT

 

Các lĩnh vực

 

Hướng đề tài

nghiên cứu

 

Người tham gia

 

1

 

1. Tâm lý học-Giáo dục học mầm non

Hình thành và phát triển những năng lực nền tảng của con người ở trẻ em

TS Nguyễn Thị Như Mai

2

Phát triển xúc cảm và trí tuệ xúc cảm cho trẻ mầm non

TS Nguyễn Thị Như Mai

3

Nghiên cứu và đánh giá tâm lý trẻ em

TS Nguyễn Thị Như Mai

4

Giáo dục trẻ mẫu giáo trong trò chơi

PGS, TS Nguyễn Thị Hoà

 

5

Dạy học lấy trẻ em làm trung tâm

PGS, TS Nguyễn Thị Hoà

 

6

Giáo dục tích hợp ở trường mầm non

PGS, TS Nguyễn Thị Hoà

 

7

Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ban đầu cho trẻ mầm non

TS Đinh Văn Vang

8

 

 

 

2. Giáo dục thể chất tuổi mầm non

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời và sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non

PGS, TS Đặng Hồng Phương

 

9

Giáo dục tố chất thể lực cho trẻ mầm non

PGS, TS Đặng Hồng Phương

TS Lê Thanh Vân

10

Đổi mới phương pháp dạy học trong lĩnh vực giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non hiện nay

PGS, TS Đặng Hồng Phương

TS Lê Thanh Vân

 

11

Sử dụng một số kích thước nhân trắc đánh giá phát triển thể chất của trẻ mầm non

TS Hoàng Quý Tỉnh

 

 

12

Phát triển thể chất cho trẻ trong trò chơi vận động

 

 

 

 

PGS, TS Đặng Hồng Phương

 

 

 

 

13

 

 

3. Giáo dục trí tuệ tuổi mầm non

Phát triển nguồn lực trí tuệ cho giáo dục mầm non

PGS, TS Hoàng Thị Phương

PGS, TS Đỗ Thị Minh Liên

14

Văn hoá và quá trình giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non

PGS, TS Hoàng Thị Phương

 

15

Xây dựng môi trường hoạt động nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non

PGS, TS Hoàng Thị Phương

PGS, TS Đỗ Thị Minh Liên

16

Phát triển kĩ năng nhận thức cho trẻ mầm non

PGS, TS Đỗ Thị Minh Liên

PGS, TS Hoàng Thị Phương

17

Phát triển năng lực trí tuệ cho trẻ mầm non

PGS, TS Đỗ Thị Minh Liên

 

18

Chuẩn bị cho trẻ học toán ở trường tiểu học

PGS, TS Đỗ Thị Minh Liên

PGS, TS Hoàng Thị Phương

19

 

 

 

4. Giáo dục ngôn ngữ

tuổi mầm non

Sử dụng tác phẩm văn học phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo

PGS, TS Lã Thị Bắc Lý

PGS, TS Đinh Hồng Thái

20

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

PGS, TS Lã Thị Bắc Lý

PGS, TS Đinh Hồng Thái

21

Đánh giá ngôn ngữ tuổi mầm non

PGS, TS Đinh Hồng Thái

PGS, TS Hà Ng Kim Giang

22

Tiếp cận tích hợp trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non

PGS, TS Đinh Hồng Thái

PGS, TS Hà Ng Kim Giang

23

Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ qua tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

PGS, TS Hà Ng Kim Giang

PGS, TS Đinh Hồng Thái

25

Trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học -  phát triển năng lực sáng tạo của trẻ

PGS, TS Hà Ng Kim Giang

PGS, TS Lã Thị Bắc Lý

26

Nghiên cứu quá trình hình thành, sự vận động và phát triển của Văn học trẻ em Việt Nam; những thành tựu cơ bản về các khuynh hướng sáng tác, các đề tài và thể loại, các tác giả tiêu biểu của Văn học trẻ em Việt Nam

PGS, TS Lã Thị Bắc Lý

27

Nghiên cứu Văn học trẻ em Việt Nam thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế

PGS, TS Lã Thị Bắc Lý

28

Nghiên cứu những ảnh hưởng qua lại của Văn học trẻ em Việt Nam với Văn học trẻ em nước ngoài và những ảnh hưởng của văn học đối với sự phát triển nhân cách trẻ em

PGS, TS Lã Thị Bắc Lý

29

Nghiên cứu việc sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ em

PGS, TS Lã Thị Bắc Lý

30

Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em; ngôn ngữ của trẻ có nhu cầu đặc biệt và sử dụng tác phẩm văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ nghệ thuật

PGS, TS Lã Thị Bắc Lý

31

 

5. Giáo dục nghệ thuật tuổi mầm non

 

Sử dụng nghệ thuật tạo hình truyền thống trong giáo dục trẻ em

PGS, TS Lê Thị Thanh Thuỷ

 

32

Đánh giá hoạt động nghệ thuật tạo hình của trẻ em

PGS, TS Lê Thị Thanh Thuỷ

 

Đề tài nghiên cứu

TT

Tên đề tài

Cấp quyết định, mã số

Năm nghiệm thu

        1             

Biện pháp nâng cao tính tích cực của sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non trong giờ thực hành bộ môn Giáo dục học mầm non

Cấp trường SPHN - 11  - 71 

Đang triển khai

        2             

Đánh giá thực trạng phát triển chiều cao của trẻ mầm non 3-6 tuổi và tìm hiểu những yếu tố liên quan

Cấp Trường

Đang triển khai

        3             

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi theo quan điểm tích hợp

B2002-75-48

2007

        4             

Bước đầu tìm hiểu sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi ở trường mầm non

SP-04-110

Đang triển khai

        5             

Các chương trình đào tạo đại học hệ chuyên tu và chương trình đào tạo đại học hệ chính qui (chuyên ngành Giáo dục Mầm non) – Nghiên cứu ứng dụng

Cấp Bộ

1990

        6             

Xây dựng hệ thống tranh minh họa chuyện kể dùng trong các nhà trẻ, trường mẫu giáo

Cấp Bộ

1993

        7             

Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên nhà trẻ - mẫu giáo hệ cao đẳng sư phạm tại chức

Cấp trường

1994

        8             

Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo hệ cao đẳng sư phạm

Cấp Bộ

1993

        9             

Những điều kiện nâng cao khả năng sáng tạo cho trẻ mầm non trong hoạt động tạo hình – Nghiên cứu ứng dụng

Cấp Trường

1999

 

     10           

Bước đầu đánh giá chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ đại học, hệ tại chức

Cấp trường

2001

     11           

Chương trình khung Giáo dục đại học ngành sư phạm mầm non – Nghiên cứu ứng dụng

Cấp Bộ

2001

     12           

Đánh giá chương trình đào tạo cử nhân hệ chính quy khoa GDMN, trường ĐHSP Hà Nội

Cấp Bộ 

2002.

     13           

Tổ chức và đánh giá hoạt động tạo hình của trẻ em theo xu hướng đổi mới giáo dục mầm non – Nghiên cứu ứng dụng

Cấp Bộ

Mã số: B2003-75-86

2004

 

     14           

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo

Cấp Bộ

2005

     15           

Chất lượng sống của phụ nữ một số dân tộc thiểu số ở Yên Bái

Trường

(62-05-03 NCCB)

2005

     16           

Kiến thức bản địa trong chăm sóc SKSS ở người Thái và người Dao – Yên Bái

Bộ (QT- 04-17 Cấp ĐHQG)

2005

     17           

Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức trong giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo

Cấp trường

B 2003 – 75 – 85

24/2/2005

     18           

Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi ở trường Mầm non

Cấp trường

SP-05-172

2006

     19           

Khảo sát hiệu quả sử dụng sản phẩm đào tạo 20 năm qua của khoa Giáo dục mầm non trường Đại học sư phạm Hà Nội.

 

Cấp trường

 

 

2006

     20           

Một số yếu tố tâm lý cơ bản ảnh hưởng đến khả năng học đọc của trẻ em

Trường,

SP- 04- 111

2006

     21           

Tình hình chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi ở một số dân tộc thuộc Yên Bái

Bộ (QT-06-23 Cấp ĐHQG)

2007

     22           

Tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề ở trường Mầm non

 

Cấp trường

ĐHSP-07-136

2008

     23           

Ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bộ (B 2007-17-96)

2008

     24           

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá ngôn ngữ trẻ mẫu giáo từ 3-6 tuổi

Cấp trường

 

2009

     25           

Nghiên cứu về chỉ số IQ đối với học sinh tiểu học tỉnh miền núi Hòa Bình

Cấp Bộ

2009

     26           

Thực trạng và giải pháp giúp trẻ mẫu giáo làm quen với Nghệ thuật tạo hình truyền thống qua hoạt động tạo hình  trang trí

Cấp Bộ

Mã số: B2008-17-157

2010

 

     27           

Xây dựng các trò chơi tâm vận động nhằm phát triển một số khả năng tâm lý cần thiết cho học đọc của trẻ em 5-6 tuổi chuẩn bị đi học ở trường phổ thông.

Bộ,

B2007-17-07

2010

     28           

Phát hiện và xử lý các rối nhiễu tâm lý của trẻ em ở trường mẫu giáo

Trường,

SPHN 08- 271 TRIG

2010

     29           

Hình thành các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo trong quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non

Cấp Trường SPHN – 09 -334

24/2/2010

     30           

Phương pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo

Cấp Trường SPHN – 11 -72

2/2012

     31           

Văn học thiếu nhi Việt Nam – Một số gương mặt tiêu biểu

Cấp Trường

2003

     32           

Văn học thiếu nhi Việt Nam từ thời kì đổi mới

Cấp Bộ

2005

     33           

Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non

Cấp Bộ

2007

     34           

Những ảnh hưởng của văn học thiếu nhi tới sự phát triển nhân cách trẻ em trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế

Cấp Bộ

2010

Sản phẩm nghiên cứu

- Đã công bố hơn 100 công trình nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục mầm non. Những công trình này đã được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nước.

- Đã biên soạn hơn 80 cuốn sách, giáo trình đào tạo giáo viên mầm non cho các hệ đào tạo, cho các trường đại học và cao đẳng sư phạm ở các vùng miền, khác nhau.

Các sản phẩm nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy khoa Giáo dục mầm non đã được các địa phương ứng dụng, sử dụng rộng rãi và được dư luận xã hội đánh giá cao.

Hợp tác trong nước

Hợp tác quốc tế

Khoa Giáo dục mầm non có quan hệ hợp tác với các nước như Hàn Quốc, Australia, Nhật Bản trong việc nghiên cứu, trao đổi khoa học, tổ chức các hội thảo quốc tế về Giáo dục mầm non. Đặc biệt với Nhật Bản, khoa GDMN là một đối tác quốc tế, thành viên của 1 chương trình toàn cầu của Đại học Ochanomizu, Tokyo, Nhật Bản (Centre of Exellence: Science of Human Development for Restructuring the  “Gap-widening Society”, Ochanomizu University, Japan) từ năm 2006 đến nay với 1 giáo sư thỉnh giảng là thành viên, hầu hết các giảng viên của khoa đã tham quan thực tập, trao đổi khoa học tại Nhật Bản, tham gia thực hiện các đề tài trong khuôn khổ của chương trình này. Đã cùng với các trường đại học Nhật Bản tổ chức 3 hội thảo quốc tế về giáo dục mầm non tại ĐHSP Hà Nội (2007) và ĐH Ochanomizu (2008 và 2009).

Đang trực tuyến: 124
Tổng lượt truy cập: 13.620.756
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top

https://paperio-live.com

https://agario.red

https://naughtyworms.com

escort pendikmaltepe escort
Tokyo Olympics live stream