Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật
A A+
Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN:

CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ KHUYẾT TẬT

(Early Intervention for Children with Disabilities)

1.1. Mã học phần: SPEC

1.2. Số tín chỉ: 04

1.3. Phân bổ thời gian

- Lên lớp:                       

60 tiết

  • Lý thuyết                   

30 tiết

  • Bài tập                       

7 tiết

  • Thảo luận                

7 tiết

  • Thực hành

16  tiết  (Trên lớp: 6 tiết, Cơ sở: 10 tiết)

- Tự học, tự nghiên cứu:                

120 tiết

1.4. Điều kiện tiên quyết: Đại cương giáo dục đặc biệt, SPEC

1.5. Mục tiêu học phần: Học xong học phần, sinh viên cần đạt được:

          - Kiến thức: Những kiến thức cơ bản, hiện đại về tổng quan can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật và cách thức thực hiện can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật tại gia đình và tại trường mầm mon.

- Kỹ năng: Bước đầu có kỹ năng tổ chức thực hiện can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật: xác định nhu cầu, lập được KHGDCN trong can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, hỗ trợ gia đình có trẻ khuyết tật và hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trường mầm non.

          - Thái độ: Hiểu được vai trò quan trọng của can thiệp sớm, đây là nhân tố quan trọng góp phần thành công  cho giáo dục hòa nhập, qua đó sinh viên có thái độ đúng đắn đối với công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật.

1.6. Mô tả vắt tắt nội dung học phần

Học phần bao gồm các nội dung tổng quan về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật và cách thực hiện can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật như: xác định nhu cầu, lập kế hoạch giáo dục cá nhân, hỗ trợ gia đình có trẻ khuyết tật và hỗ trợ trẻ khuyết tật tại trường mầm non.

1.7. Nhiệm vụ của sinh viên

  • Dự lớp:  Sinh viên đi đủ số giờ lý thuyết và thực hành theo qui định, chuẩn bị các bài đọc theo yêu cầu của giảng viên.
  • Thảo luận: Tham gia thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến, trình bày được kết quả thảo luận của nhóm.
  • Bản thu hoạch: Viết thu hoạch về các buổi thảo luận (theo nhóm), viết thu hoạch cá nhân sau mỗi buổi thực hành.
  • Tham gia kiểm tra giữa kì

1.8. Tài liệu học tập

- Sách và giáo trình chính:

1. Trần Thị Thiệp, Hoàng Thị Nho, Trần Minh Thành (2014). Giáo trinh: Can thiệp sớm trẻ khuyết tật,, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội.

2. Trần Thị Thiệp, Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị Nho, Trần Thị Minh Thành (2006). Can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Trần Thị Lệ Thu (2010). Đại cương can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Ruth E. Cook Annette Tessier M. Diane Klein (2000). Adating Early Childhood Curricula for Children in Inclusive Settings, Fourth Edition – Merrill an imprint of Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jesey Columbus, Ohio.

- Tài liệu tham khảo :

1. Amanda Hall Lueck,  Deborah Chen, Linda S. Kekelis (2013), Hướng dẫn phát triển cho trẻ khiếm thị sơ sinh – Cẩm nang can thiệp sớm,  Nhà xuất bản ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

 2. Nadine Lambet, Kazuo Nihira, Henry Leland) (1993) ABS- S: 2. Thang đo hành vi thích ứng sử dụng trong trường học.

 3. Richard M. Gargiulo, Jennifer Kilgo (2000). Young Children with Special Needs: An Introduction to Early Childhood Special Education, Delmar Pubislers..

4. Samuel J. Meisels & Jack P. Shonkokk (1996). Handbook of Early Childhood Intervention, Cambridge Universit.

5. Sandy Niemann, Devorah Greenstein and Darienna David (2006). Giúp đỡ trẻ điếc.  Nhà xuất bản Lao động - Hà Nội.

6. Sandy Niemann, Namita Jacob (2010). Giúp đỡ trẻ mù.  Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

1.9.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Chuyên cần: 

- Hình thức: không nghỉ học quá 20% tổng số buổi

- Thái độ học tập trên lớp và sự chuẩn bị bài về nhà

- Điểm: 0 hoặc 10

- Tỷ trọng: 10%

Kiểm tra bộ phận:

- Hình thức: bài tập lớn và bài kiểm tra

- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: Theo quy chế

- Điểm: từ 0 đến 10.

- Tỉ trọng : 30%

Thi hết môn:

- Hình thức: Tự luận.

- Thời gian tổ chức thi hết môn: Theo quy chế

- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần: 10; và Điểm kiểm tra bộ phận: từ 3 điểm trở lên;

- Điểm: từ 0 đến 10;

- Tỷ trọng: 60%

1.10.Thang điểm: 10.

Thực hiện theo Qui chế 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.11. Nội dung chi tiết

Chương I. Những vấn đề chung về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

12  tiết (8 lí thuyết + 1 bài tập + 1 thảo luận + 2 thực hành)

I.1. Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

I.1.1. Khái niệm

I.1.2. Những nguyên tắc cơ bản

I.1.3. Hiệu quả và ý nghĩa của can thiệp sớm

I.2. Sự hình thành và phát triển của can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trên  thế giới và Việt Nam

I.2.1. Trên thế giới

I.2.2. Tại Việt nam

I.3 Tổ chức can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

I.3.1. Thời điểm bắt đầu can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

I.3.2. Đối tượng của công tác can thiệp cho trẻ khuyết tật

I.3.3. Môi trường thực hiện can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

I.3.4. Nhóm cộng tác thực hiện can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

I.3.5. Quy trình thực hiện can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

Bài tập và thực hành:

-Tìm hiểu quy trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật tại một trung tâm can thiệp cho trẻ khuyết tật.

-Tìm hiểu quá trình can thiệp sớm của 1 trẻ khuyết tật. Những bài học kinh nghiệm của cha mẹ và chuyên gia can thiệp sớm về trường hợp nghiên cứu này.

Chương II. Đánh giá, xây dựng kế hoạch can thiệp và kế hoạch giáo dục cá nhân

15  tiết (7 lí thuyết + 2 bài tập + 2 thảo luận + 4 thực hành)

II.1. Những vấn đề chung về đánh giá

II.1.1. Khái niệm đánh giá

II.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của đánh giá

II.1.3. Các loại đánh giá

II.2.4. Các lính vực phát triển của trẻ cần đánh giá

II.2. Quy trình đánh giá trẻ khuyết tật

            II.2.1. Phát hiện

            II.2.2. Chẩn đoán

            II.2.3. Đánh giá để lập kế hoạch can thiệp

II.3. Xây dựng kế hoạch can thiệp và giáo dục cá nhân

            II.3.1. Bản chất của kế hoạch can thiệp và giáo dục cá nhân

            II.3.2. Các thành phần của kế hoạch can thiệp và giáo dục cá nhân

Chương III. Can thiệp sớm và hỗ trợ gia đình trẻ khuyết tật

15  tiết (7 lí thuyết + 2 bài tập + 2 thảo luận + 4 thực hành)

III.1. Lý thuyết  hệ thống gia đình

III.1.1. Các đặc điểm của hệ thống gia đình

III.1.2. Tương tác gia đình

III.1.3. Các chức năng của gia đình

III.1.4. Vòng đời của gia đình

III.1.5. Vận dụng lý thuyết về hệ thống gia đình

III.2. Can thiệp sớm và hỗ trợ gia đình

III.2.1. Hỗ trợ về mặt tâm lí

III.2.2. Tư vấn kiến thức và kĩ năng chăm sóc-giáo dục trẻ khuyết tật cho cha mẹ

III.3. Vai trò của cha mẹ và chuyên gia can thiệp sớm

III.3.1.  Quan điểm tiếp cận can thiệp sớm lấy gia đình làm trọng tâm

III.3.2. Mối quan hệ giữa cha mẹ và chuyên gia

III.3.3. Giao tiếp giữa cha mẹ và chuyên gia

Bài tập và thực hành:

- Tìm hiểu diễn biến tâm lí của một gia đình có trẻ khuyết tật thông qua việc trao đổi  với chuyên gia can thiệp sớm và cha mẹ trẻ khuyết tật đó. Nêu những ý kiến nhận xét.

- Thực hành lập kế hoạch hướng dẫn phụ huynh một vấn đề cụ thể về kiến thức và năng chăm sóc trẻ khuyết tật trong chương trình can thiệp sớm. Thực hiện kế hoạch đó ở trong nhóm và phân tích rút kinh nghiệm.

- Tìm hiểu 01 trường hợp trẻ (dưới 3 tuổi) và  lập kế hoạch hỗ trợ gia đình  nhằm hướng dẫn cha mẹ và đưa ra hướng phối hợp khi can thiệp.

Chương IV. Can thiệp sớm và hỗ trợ trẻ khuyết tật ở trường mầm non

18  tiết (8 lí thuyết +2 bài tập + 2 thảo luận + 6 thực hành)

IV.1. Các phương thức hỗ trợ trẻ khuyết tật trong trường mầm non

IV.1.1. Các phương thức hỗ trợ dựa vào giáo viên

IV.1.2. Các phương thức hỗ trợ dựa vào bạn đồng trang lứa

IV.1.3.  Các phương thức hỗ trợ dựa vào hoạt động hàng ngày

IV1.4. Các phương thức hỗ trợ vào hoàn cảnh cụ thể

IV.2. Hoạt động hỗ trợ và can thiệp sớm cho các nhóm trẻ khuyết tật trong trường mầm non

IV.2.1. Trẻ khiếm thị

IV.2.2. Trẻ khiếm thính

IV.2.3. Trẻ khuyết tật vận động

IV.2.4. Trẻ khuyết tật trí tuệ

IV.2.5. Trẻ rối loại hành vi và cảm xúc

IV.2.6. Trẻ khuyết tật về giao tiếp và ngôn ngữ

Bài tập và thực hành:

- Thăm quan hoạt động ở 1 lớp mầm non hòa nhập, tìm hiểu về các phương thức hỗ trợ mà giáo viên sử dụng và đưa ra những đề xuất của bản thân

- Lập kế hoạch hỗ trợ cho một trẻ khuyết tật học hòa nhập ở mầm non.

 

 

Documents:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top