Yêu thương và bao dung là điều cốt tử
TTO - Bài phát biểu gần 2.000 chữ vừa ấm áp, ân tình, vừa thấm đẫm những trăn trở, mong mỏi của GS Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, gửi tới sinh viên năm cuối trong lễ tốt nghiệp tháng 6-2019 làm lay động trái tim nhiều người.
Ngày đăng:27/06/2019,
Lượt xem: 10415
GS.TS. Vũ Quang Mạnh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học (TSKH) Sinh học tại Hội đồng khoa học chuyên ngành Viện nghiên cứu Đa dạng sinh học và các hệ sinh thái, Viện hàn lâm khoa học Bunggari, Sofia
Ngày 09/01/2014, GS.TS. Vũ Quang Mạnh, Giám đốc trung tâm Đa dạng sinh học (CEBRE), giảng viên cao cấp Bộ môn Động vật, Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học (TSKH) Sinh học tại Hội đồng khoa học chuyên ngành Viện nghiên cứu Đa dạng sinh học và các hệ sinh thái, Viện hàn lâm khoa học Bunggari, Sofia (Institute of Biodiversity and Ecosystem Research - IBER, Bulgarian Academy of Sciences - BAS).
Ngày đăng:17/01/2014,
Lượt xem: 25789
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Giáo dục phải toàn diện
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không còn nữa, nhưng những cống hiến của Ông đối với đất nước hơn 80 năm qua vẫn còn mãi với thời gian. Đại tướng vốn là một nhà giáo dạy học Lịch sử, với tình yêu nước thương dân vô tận, trên mọi cương vị công tác, Ông đã cống hiến trọn vẹn và đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục các thế hệ cách mạng. Những quan điểm của Đại tướng về giáo dục và đào tạo hiện vẫn đang còn mang tính thời sự trong thời điểm Ban Chấp hành Trung ương Đảng chuẩn bị thông qua Đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Một lần nữa HNUE xin trân trọng giới thiệu bài viết về quan điểm giáo dục và đào tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp của tác giả Nguyễn Bá Cường - Giảng viên Khoa Triết học - ĐHSP Hà Nội.
Ngày đăng:06/10/2013,
Lượt xem: 32684
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI “Chung tay cùng xã nghèo vượt khó”
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” theo QĐ số 1620/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Lời kêu gọi số 1904 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Công Đoàn Giáo dục Việt Nam về việc:...
Ngày đăng:28/05/2013,
Lượt xem: 33621
CÁC CÔ GÁI ĐÀI QUAN SÁT
Chúng ta đã biết đến một ĐÀI QUAN SÁT đặt tại tầng thượng nhà A7 - ĐHSP Hà Nội, biết tới các cô gái trực Đài quan sát với những cái tên thân thương: Hà, Hương, Thanh, Sớm, và cũng biết các cô đã trực tiếp tham gia chiến đấu cùng với quân dân Thủ đô góp phần đánh bại chiến tranh B52 của Mỹ tại Hà Nội năm 1972 qua bài viết “Con mắt phía Tây Thành phố” của cô Nguyễn Thị Bích Hà. Chúng ta cũng đã biết đến bài hát “Hành khúc ngày và đêm” của một thầy giáo khoa Ngữ văn - ĐHSP Hà Nội, thầy Bùi Công Minh.
Nhưng có một điều chắc chắn chúng ta chưa biết tới đó là bài thơ đề tặng “Các cô gái Đài quan sát” ĐHSP Hà Nội chưa bao giờ công bố của thầy Bùi Công Minh. Bài thơ được thầy tặng cô Bích Hà (một trong bốn cô gái Đài quan sát), cô Hà đã lưu giữ nó suốt 40 năm qua. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài thơ này:
Ngày đăng:21/12/2012,
Lượt xem: 38113
VỀ MỘT BÀI THƠ CHƯA CÔNG BỐ
Nhà thơ Bùi Công Minh vốn là giảng viên khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội, người đã nổi tiếng với bài thơ Hành khúc ngày và đêm được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. Từ đó đến nay, ở Hà Nội hay ở Đà Nẵng quê hương, thầy vẫn thường xuyên có nhiều bài thơ đăng báo. Nhưng có một bài thơ chưa được ra mắt công chúng, đó là bài thơ thầy làm tặng riêng cho các nữ chiến sĩ tổ Đài quan sát của trường ĐHSP Hà Nội trong những ngày thầy trò cùng trực chiến. Nhân dịp kỉ niệm 40 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, chúng tôi muốn giới thiệu bài thơ này cùng sự ra đời của nó.
Ngày đăng:21/12/2012,
Lượt xem: 35922
NHỮNG NGÀY SỐNG HÀO HÙNG KHÔNG THỂ QUÊN
Đêm ngày 21 tháng 12 năm 1972, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam phát bài “TAY BÚT, TAY SÚNG” của phóng viên Phạm Thắng - cán bộ trường ĐHSP Hà Nội, người luôn sát cánh, chia lửa bên các “chiến sĩ ĐHSP Hà Nội” trong những ngày chiến đấu đánh B52 của đế quốc Mỹ - để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân Thủ đô. Bài viết nói về những người thầy giáo - chiến sĩ, sinh viên - chiến sĩ bằng xương bằng thịt, những con người thân yêu của ĐHSP Hà Nội luôn vững vàng tay súng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Thủ đô Hà Nội rất chân thật, hồn hậu. Sau này, năm 1999 thầy Phạm Thắng đổi tên bài viết thành “Những ngày sống hào hùng không thể quên”. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết vô cùng cảm động, ý nghĩa của thầy Phạm Thắng để chúng ta thêm thấu hiểu và tự hào về những con người của ĐHSP Hà Nội thân yêu!
Ngày đăng:21/12/2012,
Lượt xem: 29826
CON MẮT PHÍA TÂY THÀNH PHỐ
"...Trên đầu, trước mặt và sau lưng tôi đạn cài chi chít lên bầu trời như những đường chỉ khâu khác mầu trên một miếng vá. Tên lửa lao vun vút vạch những đường lửa sáng rực. Nhà A7 rung lên theo những loạt bom nổ. Mặt đất cũng sáng rực đến nỗi tôi nhìn rõ từng gốc rạ dưới chân nhà..."
Cách đây đúng 40 năm, quân đội và nhân dân Hà Nội đã làm nên chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”. Góp phần trong chiến thắng chung của Thủ đô, các thế hệ thầy và trò Trường ĐHSP Hà Nội luôn tự hào vì đã có một thế hệ các thầy cô giáo và sinh viên trực tiếp tham gia chiến đấu góp phần vào chiến thắng vẻ vang đó. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng bắn rơi B-52 trên bầu trời Hà Nội, trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của PGS. TS Nguyễn Thị Bích Hà (nguyên Trưởng khoa Việt Nam học), người đã trực tiếp cùng các thầy cô giáo và số ít các bạn sinh viên tham gia trực chiến trong chiến dịch này tại Đài quan sát ĐHSP Hà Nội - nơi được biết đến với tên gọi “Con mắt phía Tây Thành phố”.
Ngày đăng:19/12/2012,
Lượt xem: 35720
Nên có một con đường mang tên Phạm Tiến Duật
Nhà thơ Phạm Tiến Duật - cựu sinh viên khoa Văn, Trường ĐHSP Hà Nội đã từng phát biểu: "Không có Trường Đại học Sư phạm thì không có Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm và biết bao nhiêu người con ưu tú khác". Năm 2012, Nhà thơ được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Tên tuổi và cống hiến của nhà thơ cho dân tộc đã trở thành con đường lớn trong tâm trí nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam. Giờ đây, ông xứng đáng được mang tên một con đường hiện hữu để giáo dục tuổi trẻ và người dân Việt Nam về tinh thần yêu nước!
Ngày đăng:14/06/2012,
Lượt xem: 25803