LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Những vấn đề chung của thời kỳ cận - hiện đại
A A+
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Những vấn đề chung của thời kỳ cận - hiện đại

I. Một số khái niệm

1. Cận – hiện đại:

- Cận đại: 1566 -1918 (1917: theo quan điểm của các nhà sử học Mác-xít)

Nội dung chính của giai đoạn này:

+ Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, lật đổ chế độ phong kiến và xác lập sự thắng thế của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

Cách mạng tư sản Netherland (1566 – 1608)

Cách mạng tư sản Anh (1642 – 1689)

Cách mạng tư sản Mĩ (1774 – 1783; 1861 – 1865)

Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1799)

Cải cách nông nô ở Nga (1861)

Cải cách Minh Trị - Nhật Bản (1868)

Thống nhất Đức (1862 - 1871)

Thống nhất Italia (1870 - 1871)

Cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc (1911)

+ Cách mạng công nghiệp (giai đoạn 1: 1740s – 1830s; giai đoạn 2: 1850s – 1870s) diễn ra, làm thay đổi căn bản nền kinh tế thế giới, văn minh công nghiệp ra đời. Chủ nghĩa tư bản thắng lợi hoàn toàn trước chế độ phong kiến.

+ Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa thực dân, hình thành những đế quốc thuộc địa lớn của các nước tư bản chủ nghĩa.

+ Sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

  • Hiện đại: 1918 đến nay (ở một số nước, lịch sử thế giới thời kì từ 1945 đến nay được gọi là lịch sử đương đại).

Nội dung chủ yếu:

+ Cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.

+ Những cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, phá hoại nghiêm trọng nền văn minh nhân loại.

+ Phong trào giải phóng dân tộc đưa đến sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

+ Cách mạng khoa học – kỹ thuật bùng nổ, ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa của nhân loại.

Cách phân chia mốc lịch sử thế giới cận – hiện đại như trên phổ biến chủ yếu ở các nước Âu – Mĩ. Nhìn chung, đó được xem như sự phân kỳ lịch sử mang tính đại diện của lịch sử thế giới. Tuy vậy, khi áp dụng vào lịch sử của từng quốc gia, khu vực, sự phân kỳ lịch sử đó mang tính chất ước lệ, khái quát chứ không thể thay thế cho lịch sử dân tộc.

Ở phương Đông, mỗi quốc gia lại có một cách phân kì lịch sử cận – hiện đại riêng. Ví dụ: Ở Việt Nam, lịch sử cận đại được xác định trong khoảng thời gian từ 1858-1945, lịch sử hiện đại là từ năm 1945 đến nay.

(Chú ý: Nếu đối tượng người học là sinh viên năm thứ nhất hoặc sinh viên khoa khác, giảng viên sẽ trình bày khái quát tiến trình lịch sử thế giới cận – hiện đại thông qua trục thời gian với những sự kiện chính, giúp cho sinh viên có những hiểu biết thông sử cơ bản để dễ dàng tìm hiểu các vấn đề của lịch sử văn minh).

 

II. Hướng tiếp cận văn minh cận – hiện đại

          Chúng ta có nhiều cách để tiếp cận văn minh cận – hiện đại: theo các thế kỉ (XVIII-XIX-XX) hoặc theo thời kì lịch sử (cận đại, hiện đại). Ở đây, giảng viên sẽ hướng dẫn sinh viên tiếp cận theo đặc trưng của văn minh. Theo đó, lịch sử văn minh cận – hiện đại sẽ được trình bày với hai phần nội dung lớn:

  • Văn minh công nghiệp: Cuối thế kỉ XVIII đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
  • Văn minh hậu công nghiệp: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX đến nay.

Việc phân chia về mặt thời gian của hai nền văn minh này chỉ mang tính chất tương đối, do hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.

Giải thích: Tính đồng bộ hóa của văn minh công nghiệp (yếu tố kinh tế TBCN gắn liền với thị trường thế giới – đặc thù của công nghiệp (tính mở, động) khác với nông nghiệp (tính tĩnh, đóng).

Documents:

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
    Top