Cải cách của Trung Quốc và Đổi mới ở Việt Nam
A A+
Cải cách của Trung Quốc và Đổi mới ở Việt Nam

Mô hình Trung Quốc và quan hệ với Việt Nam

30/09/2009 11:02 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Nhân 60 năm Quốc khánh Trung Hoa, báo chí TQ có những bài viết về thành tựu phát triển đất nước, trong đó nhắc tới sự thành công của mô hình kinh tế kiểu TQ. Sự thực thì mô hình đó như thế nào và có sự tương đồng gì giữa TQ và VN?

Chưa có một định nghĩa cuối cùng, nhưng các học giả Trung Hoa cũng như phương Tây đã bàn nhiều về mô hình phát triển Trung Quốc. Những từ thường được dùng để mô tả nó là: cải cách, mở cửa, thử nghiệm, chuyển đổi từ bên trong, tiến bộ từng bước, Nhà nước định hướng mạnh, tăng trưởng kinh tế, và ổn định chính trị.
Cải cách ở Trung Quốc và Đổi mới ở Việt Nam
 
Thật ra, sự so sánh để tìm những tương đồng và khác biệt giữa mô hình Trung Quốc và Việt Nam không phải vấn đề bây giờ mới được nhắc tới. Ít nhất thì các nhà khoa học ở cả hai nước đã từng tiến hành nhiều hội thảo và thực hiện các công trình nghiên cứu so sánh công cuộc cải cách ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam.
 

Trung Quốc bắt đầu cải cách từ năm 1978, còn Việt Nam từ năm 1986. So với phần còn lại của thế giới cũng tiến hành chuyển đổi (Liên Xô, các nước Đông Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin), hai nước chia sẻ nhiều điểm chung hơn, chẳng hạn cả hai đều kiên trì con đường xây dựng CNXH, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. 

Điều này khác xa Đông Âu và Liên Xô - là nơi mà, theo GS lịch sử kinh tế Đặng Phong, “đảng Cộng sản chỉ dẫn dắt quá trình chuyển đổi chưa được một nửa con đường, sau đó thì những khủng hoảng chính trị đã làm cho đảng Cộng sản ở các nước đó không còn là người điều hành cuộc chuyển đổi nữa”.

 
Bên cạnh đó, nội dung đổi mới ở Việt Nam và cải cách ở Trung Quốc còn giống nhau ở một số điểm lớn, như: đa dạng hóa cơ cấu sở hữu (chuyển sang kinh tế nhiều thành phần); mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh sản xuất hướng về xuất khẩu, v.v…
 
Chính sự tương đồng đó, cùng với việc Việt Nam tiến hành đổi mới sau Trung Quốc 8 năm, đã làm nảy sinh nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sao chép mô hình phát triển của Trung Quốc. Gần đây, khi nhìn lại sự thành công của mô hình này, tờ Nhân Dân Nhật Báo số ra ngày 18/9 có bài viết nhận định Việt Nam là trường hợp “sao chép toàn diện và thành công nhất mô hình Trung Quốc”.
 
Cùng một thứ thuốc trị bệnh…
 
Nói cho đúng thì trong những năm đầu của công cuộc chuyển đổi, Việt Nam và Trung Quốc không ai sao chép ai, mà cả hai đều thực hiện những “phương thuốc” nhỡn tiền phải dùng để chữa trị những “căn bệnh” chung.
 
Căn bệnh đó, với các triệu chứng như tập trung bao cấp, sở hữu toàn dân và tập thể, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…, xuất phát từ việc sao chép mô hình của Liên Xô.
 
Ông Đặng Phong có một so sánh hài hước: “Tóm lại là cả hai đều ăn ổi xanh, ăn ổi xanh thì đều táo bón, tức là đời sống khó khăn, kinh tế đi xuống, bế tắc, khủng hoảng. Cả hai táo bón thì đều cùng phải uống thuốc”.
 
Thế rồi, trong quá trình chữa bệnh, cả hai cùng có các phản ứng giống nhau. Ví dụ như nạn vỡ bong bóng tín dụng. Ở Việt Nam giai đoạn đầu đổi mới có tình trạng bể hụi, vỡ quỹ tín dụng. Ở Trung Quốc những năm 1992-1993 cũng xảy ra việc hàng loạt ngân hàng phá sản.
 
Sau này, hai nước lại tiếp tục chứng kiến bong bóng chứng khoán, méo mó trên thị trường bất động sản, sự phình to và hoạt động không hiệu quả của khối quốc doanh… Về mặt xã hội, cả hai đều phải đương đầu với các vấn đề gay gắt như tham nhũng tràn lan, bất bình đẳng xã hội mở rộng, bần cùng hóa ở một bộ phận dân cư nông thôn miền núi. (1)
 
Như vậy, có thể thấy là hai “bệnh nhân” mắc bệnh giống nhau, dùng thuốc giống nhau và cùng trải qua các phản ứng tương tự.
 
Tuy nhiên, do mức độ bệnh và thời gian phát bệnh khác nhau nên liều dùng và thời điểm dùng thuốc của hai “bệnh nhân” lại khác nhau.
 

Mỗi người dùng một khác…

Nói về mức độ của căn bệnh, thì Trung Quốc “bị” nặng hơn Việt Nam, do nền sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng trong thời kỳ Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân và Đại cách mạng Văn hóa. Cạnh đó, ở Trung Quốc kỷ cương rất chặt, Nhà nước quản lý tập trung cao độ, thị trường tự do bị xóa sổ. Trong khi ở Việt Nam, nông dân vẫn còn được 5% đất để kinh doanh sản phẩm phụ, và chợ đen vẫn tồn tại với sức sống rất mãnh liệt, dai dẳng.

 
Trung Quốc cũng bị đẩy vào tình thế phải cải cách sớm hơn Việt Nam, do không có được “bầu sữa viện trợ” kéo dài như Việt Nam.
 
“Bệnh” nặng hơn và thời gian “phát bệnh” diễn ra trước nên Trung Quốc dùng “thuốc cải cách” trước và có những khác biệt so với Việt Nam. Ngoài ra, thời kỳ 1978-1986 cũng là khoảng thời gian dài quan hệ hai nước căng thẳng nên sự sao chép, học tập về mô hình cải cách là không thể có.
 
Sự khác biệt lớn nhất được GS Đặng Phong đúc kết trong một câu: “Ta phá rào từ dưới lên, còn Trung Quốc phá rào từ trên xuống”.
 
Trung Quốc đã đi theo con đường từ lý luận tới thực tiễn, từ chỉ đạo của T.Ư. tới hành động của địa phương. Sau khi đã có những đột phá về lý luận nhằm giải quyết các bế tắc, Trung Quốc mới cho thực hành.
 
Trong khi đó, Đổi Mới của Việt Nam lại bắt đầu từ những vụ “phá rào” ở cơ sở, sau đó được T.Ư. chấp nhận và cuối cùng trở thành chính sách. Ví dụ, chính sách khoán bắt đầu từ những hiện tượng tự phát và làm chui của nông dân, mà lãnh đạo địa phương hoặc đồng ý cho làm và “bao che” trước T.Ư., hoặc lờ đi.
 
Có thể kể tới các vụ phá rào “ngoạn mục” như khoán chui ở Hải Phòng, xóa tem phiếu ở Long An, cơ chế mua cao bán cao ở An Giang, mua lương thực với giá thị trường để bán “cứu đói” cho TP HCM…
 
Ông Đặng Phong nhận xét: “Thật ra người Việt Nam đã “phá rào” suốt từ… thời chống Mỹ. Đặc tính của dân mình là vậy, linh hoạt, có khả năng xoay xở cao và rất khó đi vào kỷ cương. Ở Trung Quốc, Nhà nước nghiên cứu bài bản rồi mới quyết định dỡ bỏ hàng rào cũ, lập hàng rào mới. Còn ở Việt Nam ta là dân chúng, địa phương chủ động dỡ bỏ quách hàng rào, chẳng theo lý thuyết nào cả”.
 
Đổi mới, vì thế, mang phong cách rất Việt Nam.
 
Có hay không sự sao chép?
 
Đổi mới ở Việt Nam không phải là sự sao chép mô hình cải cách của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào những năm về sau trong công cuộc chuyển đổi, có những quyết sách kinh tế - xã hội của Việt Nam được tiến hành sau và mang nhiều nét tương tự như Trung Quốc.
 
Chẳng hạn như chính sách trao quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho khối doanh nghiệp tư nhân, thành lập thị trường chứng khoán, cổ phần hóa DNNN… đều được tiến hành ở Việt Nam sau Trung Quốc vài năm.
 

Việt Nam và Trung Quốc cũng là hai nền kinh tế duy trì vai trò chủ đạo, định hướng phát triển của Nhà nước. Cả hai quốc gia đều thực hiện sở hữu Nhà nước về đất đai, chế độ quản lý chặt chẽ của Nhà nước về tỷ giá hối đoái.

Không thể khẳng định có sự sao chép với chủ ý hay không, nhưng điều chắc chắn là, như trên đã nói, có những phương thuốc chung để hai nước trị các căn bệnh chung. Thêm vào đó, việc một nền kinh tế đi sau tham khảo, học tập hoặc chịu ảnh hưởng từ mô hình của nền kinh tế đi trước là chuyện thường gặp trên thế giới.

 
TS kinh tế Nguyễn Đức Thành, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR), giải thích điều này bằng một ví dụ thú vị: “Trong khoa học về chiến lược, có khái niệm gọi là “hiệu ứng con ngỗng con”. Khi con ngỗng ra đời mà bị cách ly với mẹ, nó có thể tưởng nhà bác học chăm nuôi nó chính là mẹ, và nó sẽ đi theo nhà bác học đó như thể đó là ngỗng mẹ vậy. (2)
 
Hiện tượng tương tự xảy ra trong kinh doanh và xây dựng chiến lược phát triển: Các nền kinh tế nhỏ, chậm phát triển, đi sau, rất dễ bị ảnh hưởng, thậm chí sao chép một cách có chủ ý từ nền kinh tế có quy mô lớn hơn, gần gũi mình và đi trước mình, vì nghĩ rằng như thế là tốt, là ưu việt.
 
Việt Nam hiện đại chịu ảnh hưởng nhiều từ Pháp, ví dụ như luật dân sự của Việt Nam áp dụng nhiều điều của Pháp. Trong kiến trúc, chúng ta cũng có xu hướng cho rằng kiến trúc Pháp là đẹp, là sang trọng, tóm lại là ưu việt.
 
Trung Quốc ở gần và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về thể chế, dễ học, nên Việt Nam có tiếp thu mô hình Trung Quốc cũng không lạ".

Một học giả gốc Hoa ở Mỹ, Li Tan, cũng từng khái quát hóa mô hình phát triển của tất cả các nền kinh tế đi sau, bao gồm cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, thành sự phát triển dưới định hướng của nhà nước.
 
Li Tan viết: “Mô hình phát triển dựa vào nhà nước sẽ tiếp tục có sức hấp dẫn đối với các nền kinh tế phát triển sau… vì nó cho phép các nước nghèo phát triển nhanh hơn để thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế”. 

“Chiến lược đuổi kịp”
 
Copy, sao chép không bao giờ là tiêu cực, trừ trường hợp copy một cách mù quáng, nông cạn” - TS Nguyễn Đức Thành khẳng định. GS Đặng Phong nhận xét: “Tôi nghĩ Trung Quốc có những đặc điểm, những chính sách mà nếu Việt Nam học tập được thì tốt quá!
 

Ví dụ như trong chiến lược phát triển, cả hai nước cùng hướng về xuất khẩu, nhưng Trung Quốc đi xa hơn Việt Nam ở chỗ họ lấy nguyên liệu của toàn thế giới để sản xuất hàng hóa bán cho thế giới. Còn Việt Nam ta xúc nguyên liệu của mình đi bán để mua hàng hóa bên ngoài về tiêu xài”.

Nhiều người cũng đánh giá cao quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền Trung Quốc, sự nghiêm minh của pháp luật, kỷ cương trật tự, hoặc cơ chế sử dụng nhân sự. GS Đặng Phong nói: “Phải thừa nhận rằng Trung Quốc đào tạo, sàng lọc và tuyển dụng cán bộ ngày càng tốt hơn. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của họ thật sự rất cao”.

 
Một nhà kinh tế khác cũng nói về một số chính sách của Trung Quốc mà Việt Nam nên xem xét tham khảo. Ví dụ chủ trương cho các công ty quốc doanh thuê chuyên gia nước ngoài làm quản lý, trả lương rất hậu hĩnh. Hoặc chủ trương trao quyền tự chủ cho hệ thống trường đại học, khuyến khích việc đầu tư của tư nhân ra nước ngoài…
 
Cho đến nay, có thể nói Trung Quốc thực sự đã đi theo một mô hình kinh tế thể hiện rất rõ quyết tâm của Nhà nước: tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, kiên trì định hướng XHCN.
 
Với sự tương đồng về thể chế chính trị, hoàn cảnh xã hội, nếu Việt Nam có thể áp dụng điều gì từ Trung Quốc, như sự nghiêm minh của hệ thống pháp luật hay cơ chế sử dụng nhân sự cấp cao hiệu quả, thì chẳng phải là điều tốt hay sao?
 
  • Đoan Trang
(1) Tư liệu trong cuốn “Nghiên cứu so sánh Đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc” – công trình hợp tác giữa Trung tâm KHXH&NV Quốc gia (Việt Nam) và Viện KHXH Quảng Tây (Trung Quốc), GS.TS. Lê Hữu Tầng và GS. Lưu Hàm Nhạc chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2002.

(2) Tác giả của thí nghiệm về "hiệu ứng con ngỗng con" là nhà tâm lý học động vật hàng đầu Konrad Lorenz, Nobel về Y học năm 1973.

Đối chiếu với quan điểm của Nhân dân nhật báo Trung Quốc:

http://english.peopledaily.com.cn/90001/90780/91342/6761416.html

Can Chinese model be replicated?

09:41, September 18, 2009

The Chinese model has been a hot topic in recent years. Although there is no clear definition for it, generally, it refers to a development model which based on specific national condition, sticks to socialist system, absorbs capital and experience from western countries, opens up to the outside world, attracts foreign investment, encourages private enterprises, shows high administrative efficiency and enjoys consecutive economic growth for many years. 

Uniqueness of Chinese model

The Chinese model has its uniqueness. China is the most populous country in the world. It has a long history and is the only one among the big countries whose civilization process has never been interrupted. Its modernization has gone through a very hard and twisted path. It is all these unique features that make up the nature of the Chinese model and restrict the replication and spreading of this model. 

We can make a brief comparison between China and India. As for population, India's population is second only to China now and will definitely surpass China in the future. In terms of civilization, there is a long-period of fault between ancient Indian civilization and modern Indian civilization. As former British colony, India is regarded as the "biggest democratic country in the world" by western media. These features also make up the uniqueness of India. Although some specific experience of China is highly valued and has already been used in India, the different national conditions decide that it is impossible for India to replicate the Chinese model. 

Possibility of replicating 

As far as I see it, the Chinese model can be replicated under certain premise. This replication can be divided into two types: complete replication such as Vietnam and partial replication such as Cuba and DPRK. 

Vietnam is the country whose replication of Chinese model is the most complete and successful. And China has not exported or advertised its experience to Vietnam. 

Vietnam began to learn from China in 1986. When China began to implement the new national policy of reform and opening up, China-Vietnam relations were at the trough. However, China's experience, at first it was the household responsibility system in the rural areas that aroused Vietnam's huge interest. A Vietnamese senior scholar on Chinese study told the journalist in Hong Kong in 1997, she was required to study every step of China's reform and opening up and report to the Vietnamese Communist Party Central Committee as the guideline of its decision making since 1986. After implementing the household responsibility system, Vietnamese grain yield doubled quickly and it quickly became the main rice exporter in the world. Last October while attending a seminar on China's reform and opening up in Hanoi, Vietnam, the journalist was told that Vietnam not only learns from China's experience in reform and opening up, but also learns Chinese Communist Party's theory of party building as well as the theory and practice of combating corruption. Recently, Dao Duy Quat, editor-in-chief of Communist Party of Vietnam Online Newspaper, concluded the experience of China's reform and opening up as follows: find a development path suitable for your national condition, keep the leadership of Chinese Communist Party and keep the unity of all ethnic groups. 

As the most promising economy in the Association of Southeast Asian Nations, Vietnam should really owe its rapid economic development and political stability to the Chinese model. 

The learning of Cuba and North Korea is restricted to a partial and tactical level. For instance, Cuba's household responsibility system is established based on China's experience. North Korea once permitted free market and limited capital absorption from South Korea. After becoming Chairman of North Korea, Kim Jong-il only paid visits to China and Russia. During his visits to China, he carefully investigated Shanghai and Shenzhen. 

From the above examples, we can see the rule how the Chinese model is borrowed in other countries. Vietnam, Cuba and North Korea are all socialist countries ruled by Communist Parties. Among them, Vietnam's national conditions are most similar to China; therefore, it can replicate the Chinese model to some degree. While for countries adopting western democratic systems, the possibility of replicating is quite limited. 

China is not exporting its model

The Chinese model is highly valued because China has rapidly risen and joined the major economies in the world which used to be all western countries. This year China's GDP will probably surpass Japan to be the second largest economy in the world. And it has already surpassed Germany and become the biggest exporter in the world. In fact, people of vision in China are clear in mind that China is a big economy but not a strong economy. It is far from being a developed country. However, the international community has already regarded China as a whiz kid among the developing countries, which is able to contend against developed countries. The United States, Japan and the European Union are also impressed by China's development. Therefore, some western scholars are afraid that China's development model in terms of geopolitics and so on will affect other developing countries. 

It is worth noticing that there is not such a thing that China is exporting its model. China did not start to develop under a planned model. Its development came before the model. And this model was first mentioned by other countries. This is completely different from the model of the Soviet Union. The Soviet Union exported its development model as a means of contending for hegemony with the United States. Of course, we should also admit that some countries including China actively replicated its model of central planning system while attracted by the world's first socialist country.

However, the Chinese model is not flawless. It has many problems to be solved including environmental deterioration, gap between rich and poor and so on. 

All in all, it is not possible that the Chinese model will be widely spread. There is no need for the west to worry about it. 

By People's Daily Online

Gửi lúc: 15:25:23 30/9/2009
Views: 8817 - Like: 0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top