A A+

THÔNG BÁO TUYỂN SINH NGHIÊN CỨU SINH KHÓA 37 (2017)

Cập nhật: Thứ tư Ngày 27 tháng 9, 2017
Chuyên mục: Tuyển sinh NCS

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xin được thông báo kế hoạch tổ chức tuyển sinh nghiên cứu sinh (NCS) khoá 37 (năm 2017), thời gian xét tuyển dự kiến từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 30 tháng 11 năm 2017.

I.  CÁC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH:

 

TT

Ngành

Chuyên ngành

Mã số

Chỉ tiêu dự kiến

1

Toán

Toán giải tích

62.46.01.02

04

2

Phương trình vi phân và tích phân

62.46.01.03

04

3

Đại số và lý thuyết số

62.46.01.04

04

4

Hinh học và Tôpô

62.46.01.05

04

5

Lý luận và PPDH bộ môn Toán

62.14.01.11

04

6

Vật lý

Vật lý lý thuyết và vật lý toán

62.44.01.03

04

7

Vật lý chất rắn

62.44.07.04

04

8

Lý luận và PPDH bộ môn Vật lý

62.14.01.11

04

9

Hoá học

Hoá học vô cơ

62.44.01.13

04

10

Hoá học hữu cơ

62.44.01.14

04

11

Hoá phân tích

62.44.01.18

04

12

Hoá lý thuyết và hoá lý

62.44.01.19

04

13

Lý luận và PPDH bộ môn Hoá học

62.14.01.11

04

14

Sinh học

Động vật học

62.42.01.03

04

15

Sinh lí học thực vật

62.42.30.05

04

16

Vi sinh vật học

62.42.01.07

04

17

Sinh thái học

62.42.01.20

04

18

Di truyền học

62.42.01.21

04

19

Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học

62.14.01.11

04

20

Địa lý

Địa lý học

62.31.05.01

04

21

Địa lý tự nhiên

62.44.02.17

04

22

Lý luận và PPDH bộ môn Địa lý

62.14.01.11

04

23

Sư phạm kỹ thuật

Lý luận và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp

62.14.01.11

04

24

Ngữ văn

Ngôn ngữ Việt Nam

62.22.01.02

04

25

Lý luận văn học

62.22.01.20

04

26

Văn học Việt Nam

62.22.01.21

04

27

Văn học dân gian

62.22.01.25

04

28

Hán Nôm

62.22.01.04

04

29

Lý luận và PPDH bộ môn Văn và tiếng Việt

62.14.01.11

04

30

Văn học Nước ngoài

62.22.02.45

04

31

Lịch sử

Lịch sử thế giới

62.22.03.11

04

32

Lịch sử Việt Nam

62.22.03.13

04

33

Lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử

62.14.01.11

04

34

Tâm lý

Lý luận và lịch sử giáo dục

62.14.01.02

05

35

Tâm lý học chuyên ngành

62.31.04.01

04

36

Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục

62.14.01.14

04

37

Giáo dục chính trị

Lý luận và PPDH bộ môn Giáo dục Chính trị

62.14.01.11

04

38

Giáo dục Tiểu học

Lý luận và PPDH Tiểu học

62.14.01.10

04

39

Giáo dục Mầm non

Giáo dục Mầm non

62.14.01.01

04

40

Triết học

Triết học

62.22.03.01

05

II.  ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:

1. Điều kiện về văn bằng:

Người dự tuyển cần thoả mãn một trong các điều kiện về văn bằng sau:

a. Có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần, chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển.

Chú ý:

 * Đối với người dự tuyển có bằng tốt nghiệp thạc sĩ theo chương trình định hướng nghiên cứu có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

* Đối với người dự tuyển có bằng tốt nghiệp thạc sĩ theo chương trình định hướng ứng dụng để tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ phải học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. (để biết thêm chi tiết các thí sinh có thể liên hệ với phòng Sau đại học – Trường ĐHSP Hà Nội).

b. Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển.

c. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên, đúng ngành hoặc ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển.

Chú ý:

Văn bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cần phải có văn bản công nhận về trình độ đào tạo và đủ điều kiện được tiếp tục học Sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong nước của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) gửi kèm theo khi nộp hồ sơ xét tuyển.

2. Điều kiện về bài báo:

Các thí sinh phải đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

a. Là tác giả của ít nhất 01 bài báo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc nước ngoài có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.

b. Là tác giả của ít nhất 01 báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế có phản biện (có chỉ số ISSN) trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.

 3. Đề cương nghiên cứu:

        Đề cương dự định nghiên cứu cần phản ánh trí tuệ, những điểm mạnh và tích cực của người viết, trình bày bằng văn phong trong sáng, rõ ràng, qua đó cung cấp một hình ảnh rõ nét về thí sinh, với những thông tin mới mẻ (không lặp lại những thông tin có thể thấy trong hồ sơ như kết quả học tập, nghiên cứu...). Đề cương dài tối thiểu 5 trang khổ A4, đóng bìa mềm, trên bìa ghi rõ Họ tên, tên đề tài, chuyên ngành, mã số và cán bộ hướng dẫn (nếu có). Đề cương nghiên cứu gồm những nội dung chính sau đây:

        a. Trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được;

        b. Lý do lựa chọn trường ĐHSPHN làm cơ sở đào tạo;

        c. Kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo;

        d. Những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu;

        e. Dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp;

        f. Đề xuất người hướng dẫn.

4. Thư giới thiệu:

Thí sinh phải có tối thiểu 02 thư giới thiệu của các nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc tiến sĩ tiến sĩ cùng chuyên ngành, hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng cơ quan công tác của thí sinh. Những người giới thiệu này cần có ít nhất 06 tháng cùng công tác hoặc hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:

        a. Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;

        b. Năng lực hoạt động chuyên môn;

        c. Phương pháp làm việc;

        d. Khả năng nghiên cứu;

        đ. Khả năng làm việc theo nhóm;

        e. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;

        g. Triển vọng phát triển về chuyên môn;

        h. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

5. Điều kiện về ngoại ngữ:

    Người dự tuyển phải đáp ứng một trong các yêu cầu về ngoại ngữ như sau:

     a. Đối với người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ là công dân Việt Nam:

     Người dự tuyển là công dân Việt Nam cần phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

       a.1 Văn bằng

       - Bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác (tiếng Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung);

       - Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài (tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung) do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

      a.2 Chứng chỉ ngoại ngữ 

Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) hoặc các chứng chỉ trong bảng tham chiếu (*) các chứng chỉ ngoại ngữ dưới đây tính từ ngày cấp (lần thứ nhất) đến ngày nộp hồ sơ.

* Chú ý:

Người dự tuyển đáp ứng quy định tại mục 2.1.1 khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại mục 2.1.2 khi có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (xem Bảng tham chiếu (*)) do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).

      b. Đối với người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ là công dân nước ngoài:

Người dự tuyển là công dân nước ngoài cần phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

      b.1 Chứng chỉ tiếng Việt

Có chứng chỉ trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài

      b.2 Chứng chỉ ngoại ngữ

Có một trong các chứng chỉ tiếng nước ngoài là ngôn ngữ thứ hai ở trình độ tương đương theo bảng tham chiếu (*) các chứng chỉ ngoại ngữ dưới đây tính từ ngày cấp (lần thứ nhất) đến ngày nộp hồ sơ.

BẢNG THAM CHIẾU - CÁC CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ (*)

STT

Chứng chỉ

Trình độ

1

TOEFL iBT

45 - 93

2

IELTS

5 - 6.5

3

Cambridge examination

CAE 45-59

PET Pass with Distinction

4

CIEP/Alliance française diplomas

 

TCF B2

DELF B2

Diplôme de Langue

5

Goethe -Institut

Goethe- Zertifikat B2

Zertifikat Deutsch für den Beruf (ZDfB)

6

TestDaF

TDN3- TDN4

7

Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK level 4

8

Japanese  Language Proficiency  Test (JLPT)

N2

9

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному (TORFL  - Test of Russian as a Foreign Language)

ТРКИ-2

     b.3 Văn bằng

 Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo bằng ngôn ngữ thứ hai hoặc ngành, chuyên ngành đào tạo là ngôn ngữ nước ngoài của một trong các thứ tiếng sau: tiếng Việt, Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật.

6. Điều kiện thâm niên công tác:

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất 2 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực đăng ký dự tuyển (kể từ khi tốt nghiệp đại học, tính từ ngày hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký xét tuyển) trừ trường hợp đối với những thí sinh mới tốt nghiệp đại học có bằng xếp loại giỏi.

III.  THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

Với hình thức và thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ

  • Chính quy tập trung 3 năm (36 tháng)

Với hình thức và thời gian đào tạo đối với người chưa có bằng thạc sĩ

  • Chính quy tập trung 4 năm (48 tháng)

IV.   HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN GỒM

1. Phiếu đăng kí dự tuyển (theo mẫu) ghi đầy đủ các mục có trong phiếu (BẰNG  MỰC XANH).

2. Bản sao có công chứng: bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học; bằng thạc sĩ và bảng điểm cao học.

3. Sơ yếu lý lịch có dán ảnh (4x6) và được xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú.

4. Công văn giới thiệu đi dự tuyển NCS của thủ trưởng cơ quan quản lý đối với những người đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước và ngoài nhà nước.

5. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để học tập của một bệnh viện đa khoa.

6. Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động dài hạn chờ tuyển dụng để chứng nhận thời gian thâm niên công tác.

7. Hai thư giới thiệu (3 bản)

8. Một bộ danh mục cùng bản sao chụp các bài báo khoa học hoặc báo cáo (theo như điều II mục 2 của thông báo tuyển sinh) đã công bố gồm trang bìa tạp chí, trang mục lục và các trang toàn bài, thí sinh chuẩn bị thêm 05 bộ nộp cho Tiểu ban xét tuyển khi bảo vệ đề cương nghiên cứu tại hội đồng.

9. Một bản đề cương nghiên cứu và thí sinh chuẩn bị thêm 05 bản nộp cho Tiểu ban xét tuyển khi bảo vệ đề cương nghiên cứu.

10. Bản sao có công chứng về văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ.

11. Ba phong bì, ghi rõ người gửi: Phòng SĐH Trường ĐHSP Hà Nộiđịa chỉ cần gửi đến cho thí sinh (bao gồm cả số điện thoại di động của thí sinh).

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Sau đại học (phòng 406) - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong thời gian từ 02/10/2017 đến 31/10/2017. (Chú ý: Không nhận hồ sơ qua đường bưu điện). Khi nộp hồ sơ, thí sinh phải xuất trình các loại giấy tờ bản chính để Trường kiểm tra đối chiếu với bản sao. Sau khi hồ sơ được chấp nhận, nhà Trường sẽ gửi giấy báo xét tuyển cho thí sinh.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ các mục theo quy định. Hồ sơ đã nộp, Nhà trường sẽ không trả lại.

V. KINH PHÍ ĐÀO TẠO VÀ HỌC PHÍ

1. Các cán bộ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước được cấp kinh phí đào tạo; các đối tượng khác phải nộp kinh phí đào tạo theo qui định của nhà nước.

2. Tất cả các nghiên cứu sinh đều phải nộp học phí hàng năm theo qui định hiện hành của Chính phủ.

VI.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

1. Các cơ quan có cán bộ cử đi dự tuyển nghiên cứu sinh cần tạo các điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, hỗ trợ kinh phí,... để thí sinh đạt được kết quả cao nhất.

2. Các thí sinh tự sắp xếp nơi ở trong thời gian xét tuyển.

3. Thời hạn nhận hồ sơ: Từ ngày 02/10/2017 đến 31/10/2017 vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (không kể ngày lễ và thứ 7, chủ nhật).

4. Lệ phí xét duyệt hồ sơ: 100.000 đồng/1 bộ hồ sơ.

Địa chỉ liên hệ: Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 136 đường Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Điện thoại:   043.7547198, số máy lẻ: 406, 425 và 221.

Chú ý: Các thí sinh có thể tải Phiếu đăng kí và Thông báo tuyển sinh trên Website: http://www.hnue.edu.vn

Thông báo này thay thế cho thông báo số 459/ĐHSPHN-SĐH ngày 25 tháng 4 năm 2017 của trường ĐHSP Hà Nội về việc thông báo xét tuyển nghiên cứu sinh khoá 37 (2017).

 

                                                                                                                                        KT. HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                                                       PHÓ HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                                                                (đã ký)

                                                         

                                                                                                                                PGS.TS Đặng Xuân Thư

 

* Thông báo tuyển sinh NCS K37- 2017 (bản PDF)

* Phieu Dang Ky Du Tuyen NCS nam 2017

 

Publish: 11/09/2017 Views: 34217
Tin cùng chuyên mục
Đang trực tuyến: 124
Tổng lượt truy cập: 13.620.756
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top

https://paperio-live.com

https://agario.red

https://naughtyworms.com

escort pendikmaltepe escort
Tokyo Olympics live stream