Điểm môn học (ĐMH) được tính như sau:
Trong đó n là số lần kiểm tra, đánh giá và thi, xi là điểm của lần kiểm tra hoặc thi thứ I và ki là trọng số của lần kiểm tra hoặc thi thứ I, tổng các ki bằng 1.
Ví dụ: trong đề cương chi tiết của môn học A đã quy định có:
1 lần kiểm tra lý thuyết
|
Trọng số 0,15
|
Học viên X được điểm
|
4
|
1 lần kiểm tra thực hành
|
Trọng số 0,15
|
- nt -
|
7
|
|
Trọng số 0,30
|
- nt -
|
8
|
|
Trọng số 0,40
|
- nt -
|
4
|
(n = 4)
|
(Tổng các trọng số = 1)
|
|
|
Khi đó điểm môn học A của học viên X là:
Học viên Y có điểm kiểm tra lý thuyết là 4, thực hành 4, tiểu luận 5, thi hết môn 5, khi đó điểm môn học A của học viên Y là:
Khi này học viên Y không đạt yêu cầu môn học A và phải thi hết môn lại. Nếu thi hết môn lại được điểm 6 thì điểm môn học A lần hai của học viên Y sẽ đạt yêu cầu; bảng điểm của học viên Y phải ghi rõ là điểm môn học lần hai:
Nếu điểm thi hết môn lần hai của học viên Y vẫn đạt điểm 5, nghĩa là điểm môn học vẫn như lần thứ nhất là 4,7 thì học viên Y phải học lại môn A cùng với khóa kế tiếp của chuyên ngành.
Các điều kiện về thi kết thúc môn học lại, học lại với khóa sau, đình chỉ học tập của học viên được quy định trong khoản 3, 4 Điều 9 Quy chế.
Đối với các môn học bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý sẽ dần dần xây dựng ngân hàng đề thi để sử dụng chung cho các cơ sở đào tạo có cùng chuyên ngành đào tạo.
Khi hoàn thành chương trình, học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh được cơ sở đào tạo cấp bảng điểm toàn khóa, trong đó có ghi rõ điểm trung bình chung các môn học. Trường hợp học viên hoặc nghiên cứu sinh được gửi đến cơ sở khác học một số môn thì cơ sở nhận sẽ cấp chứng chỉ cho một môn hoặc bảng điểm cho nhiều môn, cơ sở gửi sẽ ghi tổng hợp tất cả các điểm vào một bảng điểm chung, trong đó ghi chú những điểm thi do cơ sở đào tạo khác cấp.
Học viên của một cơ sở đào tạo chỉ có thể xin học và dự thi một số môn lấy chứng chỉ tại một cơ sở đào tạo khác nếu cơ sở đào tạo của mình không tổ chức giảng dạy các môn học đó, được cơ sở đào tạo giới thiệu và cơ sở đào tạo kia chấp nhận.
Nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ, có bằng thạc sĩ không đúng chuyên ngành đào tạo tiến sĩ phải học và thi lấy điểm các môn trong chương trình đào tạo sau đại học cùng với học viên của các lớp cao học cùng chuyên ngành.
Không cho phép học viên không đạt môn học ở cơ sở đào tạo này được dự thi để lấy điểm môn học đó ở một cơ sở đào tạo khác. Học viên thi lần đầu đã đạt yêu cầu không được thi lại lần thứ hai để lấy điểm cao hơn.
Điểm trung bình chung (TBC) các môn học trong bảng điểm tính theo công thức:
Trong đó k là số môn học, j là thứ tự môn (j = 1, …,k), xj là điểm môn học thứ j, Mj là số đơn vị học trình của môn thứ j.
Không đưa điểm bảo vệ luận văn vào tính điểm trung bình chung.
Ví dụ: một chương trình đào tạo thạc sĩ gồm 8 môn (k=8) với kết quả điểm môn học từng môn của học viên như sau:
Môn học
|
B
|
C
|
D
|
E
|
G
|
H
|
I
|
K
|
Khối lượng (đvht)
|
3
|
4
|
3
|
4
|
3
|
4
|
3
|
3
|
Điểm môn học (ĐMH)
|
7
|
8
|
6
|
7
|
8
|
5
|
8
|
8,5
|
Điểm TBC của học viên đó là:
Phần cuối bảng điểm ghi tên đề tài luận văn, ngày bảo vệ luận văn, điểm luận văn, danh sách Hội đồng chấm luận văn. Cuối cùng là ngày cấp bảng điểm, dấu và chữ ký của thủ trưởng cơ sở đào tạo.
Nếu bảng điểm cấp cho người học là nghiên cứu sinh thì thêm phần điểm các chuyên đề tiến sĩ và bỏ các phần có liên quan đến luận văn thạc sĩ.