Tiến sĩ - Nguyễn Hữu Độ
|
Ngày sinh: 29-08-1962
Giới tính: Nam
Nơi sinh: Hà Nội
Nơi ở hiện nay: Số 6, ngõ 41, ngách 9 Thái Hà, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Email: nhuudo@gmail.com
Điện thoại: 913230673
Năm bảo vệ luận án: 2015
Ngành khoa học: Giáo dục học
Học hàm: Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Năm phong: 2012, 2014
|
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Người hướng dẫn khoa học (HD1, HD2, HD3):
PGS.TS. Bùi Văn Quân, Trường CĐSP Hà Nội,
TS. Đỗ Văn Chấn, Học viện Quản lí giáo dục,
Tên đề tài: Xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong phát triển nghề nghiệp giáo viên THPT thành phố Hà Nội
Tóm tắt quá trình công tác:
- Thành ủy viên (nhiệm kỳ 2015 – 2020)
- Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan TP (nhiệm kỳ 2015 – 2020)
- Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố nhiệm kỳ 2011 – 2016
- Bí thư Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (nhiệm kỳ 2015 - 2020)
Công trình khoa học tiêu biểu:
1/ Nghiên cứu hệ thống giải pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý trường THCS thành phố Hà Nội
- Chủ nhiệm đề tài cấp Thành phố
- Thời gian từ 2007-2009, nghiệm thu năm 2009, đạt loại Xuất sắc
- Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong toàn ngành
2/ Bộ tài liệu giáo dục nếp sống văn minh- thanh lịch cho HS Hà Nội
(Cho các khối lớp ở 3 cấp học: Tiểu học; THCS và THPT)
- Chủ nhiệm đề tài cấp Thành phố
- Thời gian từ 2009-20011, nghiệm thu năm 2010-2011, đạt loại Xuất sắc
- Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong toàn ngành
3/ Giải pháp xây dựng mạng lưới giáo viên cốt cán nhằm phát triển nghề nghiệp và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thành phố Hà Nội
- Chủ nhiệm đề tài cấp Thành phố
- Thời gian từ 2012-2013, đã bảo vệ Xuất sắc
4/ Một số sách giáo khoa và bài báo khoa học:
- Sách giáo khoa Lượng giác tập hai: "Cực trị và các bài toán trong tam giác" - Đồng tác giả
- Phát triển tiềm năng của giáo viên dạy giỏi trong vai trò người giáo viên cốt cán - Tác giả (năm 2011)
- Một số vấn đề về mạng lưới giáo viên cốt cán trong phát triển nghề nghiệp giáo viên - Tác giả (năm 2011)
- Một số mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên - Tác giả (năm 2011)
5/ Thành tích hoạt động khoa học khác:
- Có nhiều sáng kiến, đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể phục vụ công tác giảng dạy và quản lý giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố, phù hợp với chương trình mục tiêu giáo dục và đối tượng giảng dạy, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay. Có nhiều đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành và góp phần đào tạo nguồn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thủ đô và đất nước.
- Chủ trì nhiều Đề án, dự án, kế hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: 02 bản Quy hoạch phát triển Ngành GD&ĐT đến 2020, tầm nhìn 2030; Trưởng ban điều hành Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống các trường của Hà Nội, giai đoạn 2011 – 2020”; Phó trưởng ban Chỉ đạo chống mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập bậc trung học”của Thành phố Hà Nội.
- Tổ chức thí điểm và triển khai mô hình trường Chất lượng cao của Thành phố Hà Nội với các cơ chế đặc thù gắn với Luật Thủ đô và điều kiện phát triển KT-XH của Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất, tham mưu với Thành ủy, UBND Thành phố ban hành Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 17/02/2014 và Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 06/8/2014 về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Là Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội.
Hướng nghiên cứu đã và đang thực hiện:
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo. Tiếp tục tham mưu Thành phố xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách cho các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Thủ đô.
- Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng toàn diện.
- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Một trong những giải pháp cốt lõi là tổ chức đánh giá thường xuyên đối với từng vị trí công việc theo chuẩn chức danh và chuẩn nghề nghiệp. Xây dựng mạng lưới hoạt động giáo viên cốt cán các bộ môn; triển khai tích cực quy chế hoạt động Hội đồng chuyên môn.
- Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học theo chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.