1. Kiến thức.
· Có những kiến thức chung, cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.
· Nắm vững kiến thức khoa học một cách có hệ thống về tâm lý, giáo dục học, hiểu được sự đa dạng về năng lực nhận thức và năng lực ngôn ngữ của người học đẻ có phương pháp dạy học thích hợp với các đối tượng người học khác nhau.
· Nắm vững các kiến thức về ngôn ngữ Anh, văn hóa các nước nói tiếng Anh, về khung chương trình và chương trình dạy tiếng Anh ở các bậc học phổ thông, đại học. Đồng thời, nắm vững các học thuyết và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá tiếng Anh đương đại để từ đó áp dụng các học thuyết và phương pháp dạy học tiếng anh một cách hiệu quả trong môi trường dạy học của mình.
· Biết phương pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Biết xây dựng các giải thuyết khoa học, soạn đề cương nghiên cứu, triển khai nghiên cứu, viết báo cáo khoa học, ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễn về chuyên ngành ngôn ngữ Anh và phương pháp dạy học Tiếng Anh.
· Có đủ năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
· Có tiềm lực để tự hoàn thiện trình độ của mình, đáp ứng các yêu cầu mới.
· Có khả năng quản lý công tác giảng dạy tiếng Anh ở các cơ quan quản lý giáo dục.
2. Kỹ năng.
· Về tiếng Anh (bao gồm các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết): Đạt trình độ post-intermediate (theo chuẩn quốc tế).
· Về nghiệp vụ sư phạm: Nắm được và vận dụng các kỹ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy tiếng Anh, tổ chức các hoạt động dạy học và quản lý lớp học tiếng Anh cũng như các kiến thức về nghiên cứu ngôn ngữ Anh, phương pháp dạy học tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
· Về kỹ năng học tập: có khả năng học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và theo nhóm. Biết theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về chuyên ngành nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
· Về công tác xã hội: Biết tổ chức, vận động phụ huynh học sinh, sinh viên, các tổ chức xã hội phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Có thể trợ lý cho các cơ quan quản lý giáo dục về giảng dạy tiếng Anh.
3. Thái độ.
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
4. Vị trí, khả năng công tác và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
· Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tiếng Anh ở các bậc học phổ thông, các trường đại học, các khoa sư phạm tiếng Anh của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam.
· Có thể làm phiên dịch tiếng Anh hoặc những công việc có sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức, công ty, v.v..
· Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.