1. Kiến thức.
· Có kiến thức toàn diện và hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam và tiến trình lịch sử nhân loại. Có kiến thức cơ bản về một chuyên ngành Lịch sử (hoặc chuyên ngành lịch sử Việt Nam hoặc chuyên ngành lịch sử thế giới). Được trang bị một số phương pháp cần thiết để tiến hành công việc chuyên môn.
· Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong công việc và nghiên cứu.
· Bước đầu có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu các tài liệu tham khảo chuyên ngành.
2. Kỹ năng.
Có năng lực nghiên cứu và giảng dạy (nếu có thêm chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm). Có khả năng tự đổi mới, tự bổ túc, tiếp cận, cập nhật kiến thức mới, tự nghiên cứu khoa học cơ bản để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
3. Thái độ.
Nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có đạo đức và lối sống tốt, có tác phong mẫu mực của người cán bộ nghiên cứu hoặc của người giáo viên.
4. Vị trí, khả năng công tác và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Có thể làm các công tác: Nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Việt Nam hoặc lịch sử Thế giới ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông, làm việc trong các trung tâm - viện nghiên cứu, cơ quan khoa học chuyên ngành thuộc khoa học lịch sử nói riêng, khoa học xã hội nhân văn nói chung, làm việc trong các cơ quan trung ương và địa phương có hoạt động liên quan đến các chuyên ngành sử học (như ngoại giao, nghiên cứu tổng hợp, tuyên giáo, bảo tàng, báo chí, phát thanh, truyền hình, du lịch, an ninh…).
Có thể tiếp tục theo học chương trình đào tạo trên đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) theo ngành tương ứng.