A A+
Đang trực tuyến: 124
Tổng lượt truy cập: 13.620.756

Tọa đàm khoa học Quốc tế: Báo chí tiếng Pháp ở Việt Nam và Đông Dương (cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX)

Cập nhật: Thứ sáu Ngày 5 tháng 4, 2019
Chuyên mục: Nghiên cứu Khoa học

Sáng ngày 3-4-2019, toạ đàm khoa học quốc tế với chủ đề “Báo chí tiếng Pháp ở Việt Nam và Đông Dương (cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX)” đã được diễn ra tại trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội. Toạ đàm do trường ĐHSP Hà Nội chủ trì với sự phối hợp tổ chức của Viện Văn học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) và Đại học Le Mans (Cộng hòa Pháp).

Các diễn giả tham gia tọa đàm đã trình bày nhiều vấn đề thú vị về hình thức, nội dung, cách thức xuất bản, hoạt động của các tờ báo xuất bản ở Pháp và Đông Dương thời Pháp thuộc.

- Trong báo cáo “Báo chí trong đế chế Pháp 1918-1940”,TS Francois Vignale và GS.TS Franck Laurent đã cung cấp các thông tin về tình hình báo chí và xuất bản báo chí được nhìn nhận từ phương pháp tiếp cận đa ngành của nghiên cứu văn học, lịch sử, xã hội học, khoa học thông tin và truyền thông…

- TS Đoàn Ánh Dương (Viện Văn học) trình bày báo cáo: “Phụ nữ và chủ nghĩa dân tộc: Báo chí, các nhà dân tộc chủ nghĩa và vấn đề phụ nữ ở Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX”. Theo diễn giả, cùng chia sẻ phương tiện là báo chí, nhưng với những quan điểm và cách thức tiếp cận khác nhau với vấn đề dân tộc và thuộc địa, Phan Bội Châu, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Đạm Phương nữ sử có những nhìn nhận rất khác biệt về vị trí, vai trò của phụ nữ, cũng như con đường đấu tranh cho quyền phụ nữ và nữ quyền ở Việt Nam.

- TS Trần Văn Kiên và TS Trần Xuân Trí (ĐHSP Hà Nội) trình bày báo cáo: Tờ báo Le Courrier d’Haiphong (1886-1945): Diễn đàn của Tư bản Pháp ở Bắc Kỳ (Đông Dương), nêu lên quá trình ra đời, phát triển, và các nội dung cơ bản của tờ báo.

Toạ đàm đã thu hút sự tham gia và trao đổi sôi nổi của nhiều nhà nghiên cứu đến từ trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, Viện Văn học, Viện Sử học, Đại học KHXHNV... Đây không chỉ là cơ hội giao lưu học thuật giữa các học giả trong và ngoài nước mà còn gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu liên ngành trong khoa học nhân văn.

Một số hình ảnh trao đổi tại tọa đàm:

Bài và ảnh: Phòng Khoa học Công nghệ

Publish: 05/04/2019 Views: 4559
Tin cùng chuyên mục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Top

https://paperio-live.com

https://agario.red

https://naughtyworms.com

escort pendikmaltepe escort
Tokyo Olympics live stream